Welcome to Letterz
Get the Book
for FREE!

NAM PHƯƠNG Hoàng hậu & Những câu chuyện ít biết (Phần cuối)

(MTD) Sự ra đi của Nam Phương Hoàng hậu nơi đất khách quê người, bên cạnh sự cô đơn cũng có nhiều vấn đề tiếp biến. Theo dòng lịch sử, mời quý độc giả tiếp tục đón đọc.

Chết nơi xứ người

Những năm sau này bà Nam Phương ít đi ra ngoài và gặp gỡ ai. Cũng có đôi khi bà Nam Phương đi Paris để thăm các con đang học và làm ăn ở đó. Và ngược lại những dịp hè thì các con có về đây thăm mẹ và ở ít ngày chơi với bà cho bà khỏi buồn. Thời gian này bà bị bệnh tìm nặng làm khó thở. Ngày 14 tháng 9 năm 1963, sau khi ra nắng bị cảm lại đi tắm bà bị sốt cao, vì bệnh viện ở xa, bác sĩ không tới kịp nên bà đã ra đi vào lúc 5 giờ chiều. Lúc bà lâm chung ngoài hai người giúp việc không có ai là ruột thịt bên cạnh. Các con bà lúc đó đang đi học hoặc làm việc tại Paris, còn Bảo Đại thì đang sống tại miền Nam nước Pháp.

Mặt trước và cổng vào lâu đài Domain de la Perche

Khi được tin bà Nam Phương tạ thế ông Bảo Đại có trở về ngay và đã mua một chiếc quan tài bằng gỗ sồi, loại ván quý giá nhất của người Pháp để an táng người vợ hiền thục, nhân từ và đạo đức…tới cuối đời không để lại một sự chê trách hay than phiền của mọi người. Ngay cả ông Bảo Đại cũng chưa bao giờ dám trách vợ về việc trai gái, vì kể từ ngày ly thân với Bảo Đại bà Nam Phương không có một người nhân tình nào, dù là đi khiêu vũ hay đi tắm biển với một người đàn ông nào khác. Có lẽ bà Nam Phương được sinh ra trong một gia đình đạo đức nên bà giữ đạo rất nghiêm khắc ngay cả với các con của bà nữa.

Nơi tọa lạc lâu đài của Nam Phương Hoàng hậu trên đất Pháp

Đám tang của bà Nam Phương được cử hành theo nghi thức đạo Công giáo, và tổ chức rất đơn giản. Đám tang vỏn vẹn chỉ có mặt Bảo Đại, các Hoàng tử, Công chúa và một số bạn bè thân thiết của gia đình. Tại địa phương có vị Tỉnh trưởng và dân biểu địa phương bà Nam Phương cư ngụ tới chia buồn và dự tang lễ. Đặc biệt có sự tham dự của Công chúa Như Lý, là con gái của vua Hàm Nghi. Công chúa Như Lý cũng ở gần nơi bà Nam Phương cư ngụ, nhưng chưa bao giờ khi bà Nam Phương còn sống bà Như Lý tới thăm, mà duy nhất lần này bà Nam Phương tạ thế Công chúa mới dự đám tang.

Linh cữu của bà Nam Phương được an táng ngay nghĩa trang Công giáo tại Chabrignac. Trên mộ của bà có tấm bia ghi những dòng chữ: “Ici Repose l’Imperatrice d’Anamnée Jeanne-Mariette Nguyen Huu Hao (4-12-1914-15-9-1963)“.

Bia mộ của bà Nam Phương

Và mặt sau bia mộ có viết dòng chữ Hán: “Đại Nam Nam Phương Hoàng hậu chi mộ” (Dịch là: Mộ phần của bà Hoàng hậu Nam Phương nước Đại Nam).

Chúng tôi đã so sánh nhiều tư liệu thấy những dòng chữ ghi trên bia mộ của bà Nam Phương có mấy điểm khác nhau như: Ngày tạ thế của bà Nam Phương là khoảng 5 giờ chiều ngày 14 tháng 9 năm 1963 mới đúng. Nhưng trên mộ bia lại viết là ngày 15-9-1963. Và theo ông Nguyễn Đắc Xuân viết, năm 1998, ông Xuân đã tới thăm mộ bia viết dòng chữ Pháp với tên bà Nam Phương như sau: “Ici repose l’Imperatrice d’Annamnée Jeanne Mariette Nguyen Huu Hao“.

Nắp đậy huyệt chỉ là một tấm bê tông phẳng phiu, có chạm nổi hình thánh giá và một tấm bia chìm đề hàng chữ tiếng Pháp “Sa Majesté Nam Phuong Impératrice d’Annam 1913 – 1963”. Trên nắp huyệt dựng một tấm bia khác đề rõ hơn một chút “Ici repose l’Impératrice Nam Phuong, née Jeanne Mariette Nguyen Huu Hao, 14.11.1913 – 15.09.1963” (Tại đây an nghỉ Nam Phương Hoàng Hậu, tên gốc Jeanne Mariette Nguyen Huu Hao, 14.11.1913 – 15.09.1963).

Nhưng tới năm 1999, ông Tôn Thất An Cựu có đến thăm mộ bà Nam Phương thì lại thấy mộ bia ghi là: “Ici repose l’Imperatrice d’Annamnée Marie Thérèse Nguyen Huu Thi Lan” (Có nghĩa là “Đây là nơi an nghỉ của bà Hoàng hậu Việt Nam tên là Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan).

Còn ngày ghi trên mộ bia, lẽ ra phải ghi là ngày 14 9-1963 mới đúng. Còn ngày 15-9-1963 là ngày an táng bà Nam Phương.

Nghe nói, trước đây mấy năm mộ của bà Nam Phương đã bị kẻ lạ mặt đêm tối đã vào đào nhiều lỗ để tìm của cải vàng bạc châu báu của bà có mang theo không. Và chúng có lấy được gì thì không ai biết rõ, chỉ có gia đình con, cháu bà mới biết được thôi.

Đã có lần bà Nam Phương ngỏ ý được trở về Việt Nam để được an tang bên cạnh hai mộ cha mẹ ở Đà Lạt nhưng Bảo Đại và các con không đồng ý

Mộ phần của thân sinh và thân mẫu của bà Nam Phương là ông bà Nguyễn Hữu Hào được chôn cất ở Đà Lạt rất nguy nga, như một cái lăng, vì được xây cất trên cao, có bậc đá đi lên mộ, nhưng trước đây cũng có kẻ lạ mặt đã đào lên để tìm báu vật.

Thật buồn cho số phận bà Nam Phương, lúc trẻ thật hạnh phúc và sung sướng về vật chất cũng như danh vọng. Vậy mà cuối đời bà đã mất trong sự cô đơn lạnh lẽo nơi xứ người ở cái tuổi còn khá trẻ.

Bà mất vào ngày 15-9-1963. Đám tang của bà rất lặng lẽ. Ngày đưa tang, ngoài hai Hoàng tử Bảo Long (1936), Bảo Thăng (1943) và ba Công chúa Phương Mai (1937), Phương Liên (1938) và Phương Dung (1942) đi bên cạnh quan tài của mẹ

Bà Nam Phương hoàng hậu sinh năm 1914 và mất năm 1963, khi vừa được 49 tuổi, cái tuổi theo người Việt gọi là tuổi xui, như dân gian thường nói: “Bốn chín chưa qua năm ba đã tới”.

Tuy nhiên, với vẻ đẹp phúc hậu và tấm lòng nhân từ của mình, dù bà Nam Phương hoàng hậu mất đã lâu nhưng những câu chuyện về cuộc đời của bà sẽ vẫn còn được người đời nhắc tới.

Ngày 8 tháng 9 năm 2006

Lý Nhân Phan Thứ Lang
(trích Những câu chuyện về cuộc đời Nam Phương – Hoàng hậu cuối cùng Triều Nguyễn)

>>> Xem toàn bộ loạt bài NAM PHƯƠNG Hoàng hậu & Những câu chuyện ít biết

Mây Thong Dong trân trọng được hợp tác trong lĩnh vực truyền thông với quý công ty, đơn vị, cá nhân; làm sách, in ấn, quảng cáo… Liên hệ: truyenthong@maythongdong.vn

Thương hiệu trà Việt nổi tiếng (https://songhytra.com/)
Bảo Trầm (baotram.vn) – thương hiệu nhang sạch cho mọi nhà
Facebook
Pinterest
Twitter
Email

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Subscribe To Our Newsletter

Subscribe to our email newsletter today to receive updates on the latest news, tutorials and special offers!