Welcome to Letterz
Get the Book
for FREE!

Chile ghi tên vào danh sách “các quốc gia cấm đồ nhựa dùng một lần”

(MTD) Mới đây 13-2, đất nước Chile đã chính thức áp dụng luật mới “cấm đồ nhựa sử dụng một lần như ống hút, hộp đựng thực phẩm, hay túi nilon“, hướng đến việc bảo vệ môi trường.

Theo Luật mới về đồ nhựa dùng một lần được ban hành vào tháng 8 năm ngoái, Bộ Môi trường Chile cho các nhà hàng và quầy bán thực phẩm thời hạn 3 năm để chuyển từ hộp đựng bằng nhựa sang vật liệu có thể phân hủy sinh học.

Các nhà hàng, cửa hàng thực phẩm, quán cà phê, các công ty tạo ra và sử dụng các sản phẩm đồ nhựa dùng một lần cho cả dịch vụ giao hàng tận nơi cũng như tiêu dùng tại chỗ, đều sẽ bị hạn chế dần từ ngày 13-2. Những nơi này buộc phải bán thực phẩm đóng gói trong các vật liệu có thể tái sử dụng cho khách hàng dùng tại chỗ.

Đối với hoạt động giao hàng, các cơ sở kinh doanh này chỉ có thể giao các sản phẩm dùng một lần làm bằng vật liệu không phải nhựa, thực phẩm chế biến sẵn có thể được đựng trong vật liệu nhựa, nhưng toàn bộ, hoặc một phần của vật liệu đó, phải được sản xuất từ vật liệu tái chế và có thể phân hủy được.

Một số bờ biển ở Chile, nhiều loài chim đã làm tổ với rác (Nguồn: The Marine Fauna và Whale-Watching Center)

Từ năm 2016, Chile đã từng ban hành Luật Tái chế, nhấn mạnh trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (REP) với kế hoạch tái sử dụng các loại rác thải như lốp xe, thủy tinh, giấy, cũng như các mặt hàng khác như dầu bôi trơn, pin và thiết bị điện tử… Đến năm 2018, nước này đã cấm việc sử dụng túi nhựa một lần trong vận chuyển thương mại.

Đến nay, các bộ luật lại được tăng cường và thắt chặt hơn. Chính phủ Chile đã đưa ra một kế hoạch lâu dài, giúp định hướng và thay đổi thói quen sử dụng nhựa một lần của người dân nước này.

Ước tính từ Bộ Môi trường Chile, với việc ban hành luật cấm đồ nhựa dùng một lần, mỗi năm nước này sẽ giảm được khoảng 23.000 tấn rác thải nhựa.

Trước đó, theo dữ liệu năm 2018 của Ngân hàng Thế giới, Chile đứng thứ hai khu vực Mỹ Latinh (sau Mexico) về lượng rác thải. Tỉ lệ sản phẩm nhựa tái chế của nước này cũng rất thấp.

Ngoài ra, Chile còn phải đối mặt với hiểm họa ô nhiễm môi trường, gây đe dọa tới sự đa dạng sinh học. Nhất là khi nước này sở hữu 4.000 km bờ biển dọc theo Thái Bình Dương. Nhựa vi sinh xuất hiện ngày càng nhiều, đe dọa cả nguồn nước sạch của Chile.

Rác trôi nổi trên biển Thái Bình Dương (Nguồn: The Ocean Cleanup)

Theo công bố của Tổ chức Bảo vệ môi trường biển Ocean Conservancy, 90% lượng rác thải trôi nổi trên biển là rác thải nhựa gồm vỏ bánh kẹo, chai lọ nhựa, túi nilon, thìa, dĩa, ống hút… Trong số đó, 70-80% lượng rác thải trên biển có nguồn gốc từ các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp ven biển.

Các chuyên gia ước tính đến năm 2050, trên thế giới sẽ có thêm 33 tỉ tấn nhựa được sản xuất và một phần lớn trong số đó sẽ kết thúc ở các đại dương nơi mà chúng sẽ trôi nổi trong nhiều thế kỷ. Như vậy, theo một kịch bản xấu nhất, cứ 3 tấn cá sẽ có 1 tấn rác thải nhựa trên đại dương.

Trước Chile, các nước như Pháp, thành phố New York (Mỹ), Kenya, bang Victory (Úc), Canada, Ấn Độ… cũng là những nơi đã ban hành luật cấm sử dụng một phần hay toàn bộ đồ nhựa dùng một lần.

Du Mục tổng hợp

Mây Thong Dong trân trọng được hợp tác trong lĩnh vực truyền thông với quý công ty, đơn vị, cá nhân; làm sách, in ấn, quảng cáo… Liên hệ: truyenthong@maythongdong.vn

Thương hiệu trà Việt nổi tiếng (https://songhytra.com/)
Bảo Trầm (baotram.vn) – thương hiệu nhang sạch cho mọi nhà

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Subscribe To Our Newsletter

Subscribe to our email newsletter today to receive updates on the latest news, tutorials and special offers!