(MTD) Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6 ở Việt Nam thường được tổ chức với nhiều hoạt động đa dạng, thường thấy như vui chơi, giải trí… Song, không phải quốc gia nào trên thế giới cũng mừng Quốc tế Thiếu nhi giống nhau.
Nguồn gốc
Nguồn gốc của ngày Quốc tế Thiếu nhi xuất phát từ việc tưởng niệm và đề cao quyền trẻ em, sau một tội ác của chủ nghĩa Phát-xít Đức thời bấy giờ, diễn ra tại làng Lidice, Tiệp Khắc (nay là Cộng hòa Czech).
Phát-xít Đức cho bao vây ngôi làng, bắt 173 người đàn ông, 196 người phụ nữ và trẻ em. Sau đó, tiến hành tàn sát 66 người và đưa 104 em thiếu nhi vào trại tập trung. 88 em bị chết trong các phòng hơi độc, 9 em khác bị đưa đi làm tay sai cho bọn Phát-xít.
Hai năm sau, ngày 10-6-1944, Phát-xít Đức tiếp tục bao vây thị trấn Oradour (Pháp), dồn 400 người vào nhà thờ, trong đó có nhiều phụ nữ và hơn 100 trẻ em, phóng hỏa đốt cháy một cách thảm thương.
Căm phẫn trước tội ác dã man đó, toàn thế giới đã kịch liệt lên án và đấu tranh để tiêu diệt chủ nghĩa Phát-xít. Ngay sau khi Phát-xít Đức bị đánh bại, Nhà nước Tiệp Khắc cho xây dựng lại làng Lidice và đài tưởng niệm ở đây.
Tháng 12-1949, Liên hiệp Hội phụ nữ Á Phi họp tại Bắc Kinh (Trung Quốc) đã đề nghị và được Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ thế giới nhất trí chọn 1-6 làm Ngày Quốc tế Thiếu nhi, nhằm nhắc nhở nhân dân toàn thế giới nhớ đến vụ thảm sát Lidice và Oradour, có hành động để bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Kể từ năm 1950, ngày 1-6 trở thành ngày của thiếu nhi thế giới.
Quốc tế Thiếu nhi trên thế giới
Việt Nam
Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em. Đây là văn kiện pháp lý đầu tiên mang tính quốc tế, đề cập toàn diện đến các quyền trẻ em, dựa trên nguyên tắc trẻ có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt.
Ở nước ta, ngay sau khi giành được độc lập, ngày Quốc tê Thiếu nhi (1-6) và Tết Trung thu (15-8 ÂL) trở thành hai ngày hội đăc biệt, vui chơi tưng bừng của thiếu nhi khắp cả nước. Trong đo, ngày Quốc tế Thiếu nhi đầu tiên của Việt Nam là ngày 1-6-1950.
Nhật Bản
Ở Nhật, ngày Quốc tế Thiếu nhi còn được gọi là “Kodomo no Hi” và tất cả người dân đều sẽ được nghỉ vào ngày này. “Kodomo no Hi” là một ngày trong lễ hội Tuần lễ Vàng của người Nhật, nhằm tôn vinh trẻ em và ầu chúc những điều tốt đep nhấ đến vơi trẻ.
Khác với hầu hết các nước, Quốc tế Thiếu nhi của Nhật thường được tổ chức vào ngày 5-5. Theo truyền thống, ngày của trẻ em được tổ chức mỗi năm hai lần: Ngày 3-3 cho trẻ em gái và ngày 5-5 trọng tâm cho các bé trai.
Ấn Độ
Người Ấn Độ chọn ngày 4-11, ngày sinh của Thủ tướng Jawaharlal Nehru là Ngày Thiếu nhi.
Ông Jawaharlal Nehru được iết đến là vị Thủ tướng đầu tiên của quốc gia này. Không chỉ là một nguyên thủ tài giỏi, ông còn nổi tiếng là người dành nhiều sự quan tâm và rất yêu thương trẻ em.
Thái Lan
Ở Thái Lan, so với Quốc tế Thiếu nhi 1-6, ngày Trẻ em của nước này thường được chú trọng và lấy vào thứ Bảy của tuần thứ hai của tháng Một.
Vào ngày này, nhiều hoạt đông cộng đồng được tổ chức nhằm giúp các bạn nhỏ nhận thức được tầm quan trọng và trách nhiệm của bản thân đối với xã hội, cũng như nêu cao quyền trẻ em trong cộng đồng.
Trung Quốc
Nước này thường tổ chức kỷ niệm ngày Trẻ em cùng lúc với ngày Phụ nữ Trung Quốc, tức vào ngày 4-4 hàng năm. Ngày này thường được gọi là “Ngày lễ tổng hợp của Phụ nữ và Trẻ em”.
Riêng tại Hồng Kông, Đài Loan, hai ngày này hoàn toàn tách biệt và ngày 4-4 chỉ dành cho thiếu nhi và đây cũng là ngày nghỉ lễ tại hai nước này.
CHLB Đức
Tại Đức, trong thời kỳ chiến tranh lạnh (1945-1991), ngày lễ Thiếu nhi được tổ chức ở hai bên Đông và Tây Đức hoàn toàn khác nhau (tại Đông Đức là ngày 1-6, ở Tây Đức là ngày 20-9). Chúng cũng mang hai cái tên khác nhau, Đông Đức gọi ngày này là Ngày Quốc tế thiếu nhi, còn Tây Đức gọi là Ngày thiếu nhi thế giới.
Tại Đông Đức, ngày lễ Thiếu nhi được áp dụng từ năm 1950 và trở thành một sự kiện hàng năm cho đến ngày nay.
Thổ Nhĩ Kỳ
Tại Thổ Nhĩ Kỳ Ngày Quốc tế Thiếu nhi được ấn đinh là ngày 23-4. Đây cũng đồng thời là “Ngày lễ Chủ quyền quốc gia và Ngày trẻ em”. Ngày trẻ em tại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ diễn ra với các hoạt động ngoạn mục và các nghi lễ kéo dài suốt một tuần.
Mỹ
Tại Hoa Kỳ không có ngày Thiếu nhi cố định như ở các quốc gia khác mà thường được tổ chức chung trong các dịp Ngày của mẹ, hay Ngày của cha, hoặc thay đổi theo thời kỳ.
Năm 1998, Tổng thống Bill Clinton đã tổ chức ngày Thiếu nhi vào ngày 11-10. Tuy nhiên, đến năm 2001, Tổng thống George W.Bush chọn ngày 3-6 làm “Ngày trẻ em quốc gia”. Trong những năm tiếp theo ngày Thiếu nhi tại Hoa Kỳ thường được tổ chức vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng Sáu.
Canada
Tại Canada, năm 1993, Quốc hội chính thức công bố ngày 20-11 hàng năm là Ngày Thiếu nhi theo tuyên bố của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em vào ngày 20-11-1959. Tuyên bố này nêu rõ quyền của trẻ em từ 18 tuổi trở xuống được bảo vệ chặt chẽ trước pháp luật. Tại Canada, ngày này còn gọi là “Child Day Act”.
Mexico
Ngày trẻ em của Mexico là ngày 30-4 với hàng loạt sự kiện cho trẻ em được tổ chức như họa mặt, thi kể chuyện, hoạt động nghệ thuật…
Vào dịp này, các trường học còn tổ chức tiệc lớn với nhiều đồ ăn ngon và trò chơi vui nhộn. Trẻ em Mexico thường làm đồ uống chocolate nóng bằng molinillo – loại máy đánh trứng bằng gỗ truyền thống của Mexico.
Bạn còn biết những “ngày Quôc tế thiếu nhi” đặc biệt nào khác ở các nước trên thế giới không? Chia sẻ cùng Mây nhé!
Nguyên Minh tổng hợp
Mây Thong Dong trân trọng được hợp tác trong lĩnh vực truyền thông với quý công ty, đơn vị, cá nhân; làm sách, in ấn, quảng cáo… Liên hệ: truyenthong@maythongdong.vn