(MTD) Ai trong ta chắc hẳn đều quen thuộc với những câu ca dao vui nhộn trong trò chơi dân gian “chi chi chành chành”, đặc biệt là thế hệ 9x trở về trước. Nhưng, bạn nghĩ thế nào nếu “phiên bản” chúng ta thường chơi lại là “tam sao thất bản” của một “phiên bản gốc”? Cùng Mây tìm hiểu nhé!
Dưới đây là một “phiên bản thường gặp”:
Và… đây là “phiên bản gốc 100%” được tác giả Trương Tửu mô tả và giải thích chi tiết trong Kinh Thi Việt Nam.
“Kinh Thi Việt Nam” được Trương Tửu (1913 – 1999) hoàn thành và ra mắt bạn đọc lần đầu tiên năm 1940, nhưng ngay lập tức bị chính quyền thực dân Pháp thu hồi.
Năm 1945, sau khi Nhật đảo chính Pháp, nắm quyền cai trị Đông Dương, cuốn sách trở lại với bạn đọc (Hàn Thuyên xuất bản cục – Tạp chí Văn Mới, số 53, ngày 5-7-1945). Từ đó về sau, “Kinh Thi Việt Nam” được tái bản nhiều lần.
“Cái đanh nổ lửa” nói về tiếng súng đại bác đầu tiên của chiến hạm Catinat bắn vào Đà Nẵng năm Bính Thìn 1856 trong chủ trương gây hấn của người Pháp.
“Ba vương tập đế” nói đến việc chỉ trong vòng chưa đầy một năm mà có tới 3 ông vua thay nhau lên ngôi: Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi.
“Hú tim bắt ập” chỉ vào việc Trương Quang Ngọc làm phản, cùng với suất đội hầu cận vua Hàm Nghi là Nguyễn Đình Tình, nửa đêm 26 tháng 9, 1888 cùng 20 thủ hạ xông vào chỗ vua tạm trú ở làng Tả Bảo, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, bắt sống và đem nộp nhà vua cho Pháp lãnh thưởng (sau đó vua Hàm Nghi bị đày đi Algérie, Pháp thưởng cho Ngọc hàm lãnh binh, Tình được thưởng hàm quan võ, còn tất cả thủ hạ kẻ được thưởng hàm suất đội, người được thưởng tiền).
Du Mục (nguồn: Nghiên Cứu Lịch Sử)
Mây Thong Dong trân trọng được hợp tác trong lĩnh vực truyền thông với quý công ty, đơn vị, cá nhân; làm sách, in ấn, quảng cáo… Liên hệ: truyenthong@maythongdong.vn