Welcome to Letterz
Get the Book
for FREE!

Hà Nội và TP.HCM chiếm tỷ lệ cao về thừa cân – béo phì

(MTD) Theo nghiên cứu mới đây của Bộ Y tế, tỉ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em tuổi học đường (~ 5-19 tuổi) đang có đà tăng mạnh từ 8,5% (năm 2010) lên thành 19% (năm 2020).

Những con số đáng báo động

Đây là thông tin trong Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh béo phì vừa được Bộ Y tế ban hành. Cụ thể, tỉ lệ thừa cân – béo phì khu vực thành thị là 26,8%, nông thôn là 18,3% và miền núi là 6,9%. Trong đó, Hà Nội và TP.HCM chiếm 18% tổng số lượng người thừa cân – béo phì trên toàn quốc (năm 2021).

Béo phì gây ra các vấn đề trầm trọng liên quan đến sức khỏe, là thủ phạm gây hơn 200 bệnh như bệnh tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường, thoái hóa khớp, gan nhiễm mỡ và nhiều bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đường tiêu hóa… Hiện nay có rất nhiều cơ sở điều trị béo phì nhưng không đạt hiệu quả, gây thêm nhiều biến chứng nặng và tốn kém chi phí.

Nguyên nhân của thừa cân – béo phì

Theo các chuyên gia, lượng calo cung cấp vào cơ thể nhiều hơn lượng calo tiêu thụ, làm tích lũy năng lượng, lâu dần mỡ được hình thành và đây là nguyên nhân gây ra bệnh thừa cân – béo phì.

HIện nay, ngày càng có nhiều trẻ em tiêu thụ chất ngọt quá đà, cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ béo phì. Một số nghiên cứu còn chỉ rõ, nuôi con bằng sữa mẹ ít hơn 3 tháng thường đi kèm với mức độ tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em khi trẻ tới tuổi đến trường.

Ngoài ra, nguyên nhân béo phì còn do di truyền, hay các nguyên nhân nội tiết khác, như bệnh lý ác tính, viêm nhiễm, hội chứng béo phì, suy giáp…

Bạn đã hiểu rõ về chỉ số BMI?

BMI là chỉ số khối cơ thể (BMIBody mass index). Chỉ số BMI được áp dụng cho cả nam và nữ và người > 18 tuổi, không áp dụng cho phụ nữ mang thai, vận động viên, người già và có sự thay đổi giữa các quốc gia.

Cách tính 1:

  • BMI = (cân nặng ) ÷ (chiều cao × 2)

(Trong đó, chiều cao tính bằng m và cân nặng tính bằng kg)

  • Chỉ số BMI cho biết người đó béo, gầy hay có cân nặng lý tưởng.
  • Chỉ số BMI không áp dụng cho phụ nữ có thai, vận động viên, người tập thể hình.

Cách 2: Tính cân nặng dựa vào chiều cao.

  • Cân nặng lý tưởng = [Số lẻ của chiều cao (tính bằng cm) × 9] ÷ 10.

(VD: cao 1m60, cách tính 60 × 9 ÷ 10 = 54kg (mức cân đối)

  • Mức cân tối đa = Số lẻ của chiều cao (tính bằng cm).

(VD: cao 1m60, mức cân tối đa là 60kg)

  • Mức cân tối thiểu = Số lẻ của chiều cao (tính bằng cm) × 8 ÷ 10.

(VD: cao 1m60, cách tính 60 × 8 ÷ 10 = 48kg)

  • Như vậy dựa vào số lẻ chiều cao, có thể nhận định ngay mức cân nặng tối đa cho phép. Nếu vượt qua mức cân nặng tối đa tức bị thừa cân.

Cách 3: Tính tỷ lệ vòng eo/mông (Waist Hip Ratio = WHR): đánh giá sự phân bố mỡ trong cơ thể.

Cách đo: Vòng eo được đo ở ngang rốn và vòng mông được đo ở ngang điểm phình to nhất của mông.

Chỉ số WHR ở nam giới < 0,95, còn nữ < 0,85. Chỉ số WHR phản ánh được sự phân bố mỡ trong cơ thể. Nếu mỡ ở vùng bụng và eo nhiều, cảnh báo nguy cơ mắc nhiều bệnh lý tiểu đường, rối loạn lipid máu, xơ vữa mạch máu…

Dựa vào phân bố mỡ trên cơ thể, chia ra:

  • Béo phì: Mỡ phân bố đều toàn thân.
  • Béo phì “trung tâm” hay béo phì “phần trên”: Mỡ tập trung nhiều vùng bụng và eo: có dạng “quả trứn
  • Béo phì dạng “quả lê” hay còn gọi là béo phì “phần thấp”: Mỡ tập trung nhiều ở vùng quanh mông, đùi và háng, người béo phì kiểu này ít nguy cơ bệnh tật hơn so với kiểu béo phì trung tâm.

Bộ Y tế cũng khuyến cáo, để việc giảm cân hiệu quả và mang lại lợi ích cho sức khỏe, có thể giảm 5-15% cân nặng trong khoảng thời gian 6 tháng. Đối với những người có mức độ béo phì cao hơn (BMI ≥ 35 kg/m) có thể cân nhắc giảm cân nhiều hơn (20% trở lên). Bạn không nên kéo dài mức cân nặng dư thừa trong thời gian dài vì sẽ gây khó khăn trong quá trình giảm cân.

Bên cạnh đó, cần duy trì giảm cân, phòng ngừa và điều trị các bệnh đồng mắc, là hai tiêu chí chính để thành công.

Tập thể dục, chế độ ăn giảm năng lượng

Các chuyên gia khuyến cáo những phương pháp điều trị béo phì nên làm như: chế độ ăn giảm năng lượng; điều chỉnh hành vi ăn uống cá nhân và phải thay đổi dần dần, cộng với sự hỗ trợ của gia đình, xã hội, môi trường sống; chế độ ăn cân đối giữa các chất sinh nhiệt, không quá nhiều glucid, tỉ lệ thay đổi tùy cá thể theo bệnh lý mắc kèm, thói quen ăn uống.

Số bữa ăn trong ngày không được quá 3 bữa, hạn chế ăn loại glucid hấp thu nhanh và các chất béo bão hòa, muối dưới 5g/ngày.

Bên cạnh đó, có thể tập vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, miễn là phù hợp với nếp sinh hoạt của mỗi người, mỗi ngày trung bình 30 – 40 phút. Chúng ta cũng có thể vận động nhiều lần trong ngày, mỗi lần tối thiểu 10 phút. Nên vận động tối thiểu 5 ngày/tuần, tốt hơn nên tập đều đặn mỗi ngày.

Ngoài ra, nên thường xuyên theo dõi chiều cao và cân nặng, để có các biện pháp điều chỉnh hợp lý như thay đổi chế độ ăn và tăng cường tập thể dục sẽ giúp có thân hình cân đối, khỏe mạnh.

Lạc Thiện

Mây Thong Dong trân trọng được hợp tác trong lĩnh vực truyền thông với quý công ty, đơn vị, cá nhân; làm sách, in ấn, quảng cáo… Liên hệ: truyenthong@maythongdong.vn

Thương hiệu trà Việt nổi tiếng (https://songhytra.com/)
Bảo Trầm (baotram.vn) – thương hiệu nhang sạch cho mọi nhà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Subscribe To Our Newsletter

Subscribe to our email newsletter today to receive updates on the latest news, tutorials and special offers!