Welcome to Letterz
Get the Book
for FREE!

Giáng sinh là gì? Tại sao chúng ta lại kỷ niệm ngày ấy?

(MTD) Giáng sinh là ngày lễ được yêu thích nhất tại Mỹ – 85% người dân của đất nước cờ hoa tưởng nhớ về ngày này. Tại sao lại như vậy? Dưới đây là bài viết sẽ lý giải nguồn gốc ngày Giáng sinh và nguyên do vì sao phải thực hiện phong tục này.

Đông đảo người dân hóa trang rồi đi đến từng nhà để xin quà và “đe dọa” sẽ làm trò nghịch ngợm nếu chủ nhà không cho họ thứ gì… nghe giống như Halloween vậy, phải không? Trên thực tế, đó là một cách phổ biến để tổ chức lễ Giáng sinh vào thời Trung Cổ! Thật vậy. Song, ngày nay, dịp lễ này được tổ chức với các truyền thống Giáng sinh như trưng bày những hộp quà, cây cối được trang trí bằng các biểu tượng như ngôi sao và que kẹo sọc đầy sắc màu – khác xa so với Giáng sinh truyền thống ban đầu.

Vậy thì, Giáng sinh là gì? Tại sao chúng ta tổ chức lễ Giáng sinh và tại sao lại tổ chức vào tháng 12? Trước khi bạn bắt đầu có những ý tưởng về việc trang hoàng tổ ấm và nụ hôn đặc biệt dưới cây tầm gửi (mistletoe kiss: Giải nghĩa: mistletoe: cây tầm gửi – loại cây này được mệnh danh là “loại cây huyền thoại khiến tình yêu bất tử”. Ý nghĩa của cây tầm gửi bắt đầu từ truyền thuyết tại khu vực Bắc Âu, nếu đôi nam nữ nào hôn sau dưới sự chứng giám của cây tầm gửi trước cửa nhà thì tình yêu của họ sẽ là bất diệt, tình yêu này sẽ kéo dài mãi mãi theo sự sống của họ – PV), thì dưới đây là tất cả những điều bạn cần biết về ngày lễ được yêu thích nhất tại Hoa Kỳ.

Giáng sinh là gì?

Giáng sinh là một ngày lễ thiêng liêng hàng năm của Kitô giáo để kỷ niệm sự ra đời của Chúa Giê-su, Ngài là nhà lãnh đạo tinh thần và là người sáng lập nên Kitô giáo. Trong khi nhiều người tổ chức lễ Giáng sinh để tôn vinh sự ra đời của Chúa Giê-su, thì lễ này cũng được tổ chức như một ngày lễ văn hóa trên toàn cầu.

Bìa cuốn sách kể về một chuyến thăm của Thánh Nick (Nguồn: Internet)

Giáng sinh diễn ra vào thời gian nào?

Giáng sinh luôn được tổ chức ở Mỹ vào ngày 25-12, nhưng các ngày trong tuần thì luân phiên nhau. Đây là những ngày trong tuần sẽ rơi vào ngày Giáng sinh trong 5 năm tới:

  • Chủ nhật, ngày 25 tháng 12 năm 2022
  • Thứ Hai, ngày 25 tháng 12 năm 2023
  • Thứ Tư, ngày 25 tháng 12 năm 2024
  • Thứ Năm, ngày 25 tháng 12 năm 2025
  • Thứ Sáu, ngày 25 tháng 12 năm 2026

Tại sao Giáng sinh lại rơi vào ngày 25-12?

Vậy thì tại sao Giáng sinh lại rơi vào ngày 25-12 hàng năm? Nhiều người cho rằng vì đó là ngày Chúa Giê-su được sinh ra, nhưng điều đó thực sự không chính xác. Kinh thánh không nói Ngài được sinh ra khi nào, và ta có được một vài manh mối như – những người chăn chiên canh giữ đàn cừu của họ bên ngoài—gợi ý rằng có thể là vào mùa xuân.

Mãi đến ba thế kỷ rưỡi sau khi Chúa Giê-su giáng sinh, ngày 25-12 mới được chọn để kỷ niệm ngày sinh của Ngài. Giáo hoàng Julius I đã chọn ngày này vào năm 350 sau Công nguyên, và nó được chính thức hóa vào năm 529 sau Công nguyên, khi Hoàng đế La Mã Justinian tuyên bố Giáng sinh là một ngày lễ của công dân (Có một số tranh cãi xung quanh mốc thời gian này và việc nghiên cứu về lịch sử Kitô giáo sơ khai vẫn đang được tiến hành).

Ngày 25-12 không phải là một sự lựa chọn ngẫu nhiên. Nhiều nhà sử học tin rằng cả Giáo hoàng và Hoàng đế đều thích ngày này vì nó trùng với các lễ hội ngoại giáo kỷ niệm ngày đông chí đã có từ nhiều thế kỷ trước (Ngày đông chí diễn ra vào ngày 21 hoặc 22-12, tùy theo năm). Việc kết hợp Giáng sinh với những lễ kỷ niệm cổ xưa này cho phép nhà thờ giữ truyền thống của kỳ nghỉ đông trong khi tập trung các bữa tiệc vào tôn giáo “mới” của Cơ đốc giáo; nhiều nghi lễ ngoại giáo đã bị loại bỏ trong quá trình này.

Theo một giả thuyết khác, việc chọn một ngày gần ngày ngắn nhất trong năm cũng có thể mang tính biểu tượng. Sau ngày đó, mặt trời sẽ dần mọc lên, tỏa sáng giống như cách Chúa hài đồng phát triển từ trẻ sơ sinh thành bất tử.

Tại sao lại gọi là Giáng sinh?

Bước tiến lớn trong việc đổi tên ngày lễ cũ là đặt cho nó một cái tên tôn giáo mới. Trên thực tế, từ Giáng sinh bắt nguồn từ Cristes maesse, tiếng Anh cổ có nghĩa là Lễ của Chúa Kito (Cơ Đốc), đề cập đến truyền thống Công giáo tổ chức một buổi lễ đặc biệt để tôn vinh Chúa Giêsu.

Giáng sinh diễn ra như thế nào?

Ngày nay, Giáng sinh là một ngày lễ tôn giáo và văn hóa, xoay quanh sự ra đời của Chúa Giê-su và được tổ chức trên toàn thế giới. Lễ kỷ niệm được diễn ra giữa mùa đông, thường là xung quanh ngày đông chí, là một yếu tố chính của nhiều nền văn hóa khác nhau. Sau khi Chúa Giê-su chết, các lễ kỷ niệm ban đầu của Cơ đốc giáo chủ yếu tập trung vào việc ngài bị đóng đinh và phục sinh, vì vậy Lễ Phục sinh là ngày lễ lớn ban đầu của Cơ đốc giáo.

Tuy nhiên, khoảng ba thế kỷ sau, khi nhà thờ Cơ đốc giáo đã trở nên lớn hơn và có ảnh hưởng nhiều, các nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị muốn tìm cách phát triển các ngày lễ của Cơ đốc giáo trở nên phổ biến hơn trong khi vẫn cho phép tổ chức các lễ kỷ niệm truyền thống mà mọi người đã được hưởng trước đó. Thì giải pháp đưa ra là kết hợp Giáng sinh và ngày đông chí – ngay cả khi điều đó có nghĩa là cho Chúa Giê-su một ngày sinh tùy ý, như đã đề cập ở trên.

Khi Cơ đốc giáo lan rộng khắp toàn cầu thì các ngày lễ của Cơ đốc giáo, bao gồm cả Lễ Giáng sinh cũng phổ biến mọi nơi. Từ đó, ngày này được tôn vinh theo nhiều cách khác nhau khi các nền văn hóa khác nhau điều chỉnh nó sao cho phù hợp với nhu cầu cụ thể của họ.

Camerique Archive/Getty Images

Làm thế nào chúng ta biết đến ngày Lễ Giáng sinh như hôm nay?

Các lễ kỷ niệm Giáng sinh tổ chức sớm được kết hợp với những truyền thống ngoại giáo và Cơ đốc giáo, cho ra các hoạt động có vẻ phù hợp với lễ Halloween của ngày nay hơn như: đốt lửa trại, trao đổi giữa việc cho đồ ăn hay bị nhận lấy sự trêu ghẹo (treats or tricks: cho kẹo hay bị ghẹo – PV) và Mardi Gras–giống như tiệc chiêu đãi trên đường phố. Nó trở nên nổi tiếng vì sự trụy lạc, trác táng đến nỗi những Người hành hương cực kỳ phản đối việc tổ chức lễ kỷ niệm này và thậm chí còn đặt nó ra ngoài vòng pháp luật ở một số thành phố khi họ lần đầu đặt chân đến Mỹ.

Lễ Giáng sinh không bị lãng quên, nhưng mãi đến giữa những năm 1800 nó mới bắt đầu trở lại phổ biến. Hai cuốn sách về Giáng sinh rất nổi tiếng vào thời điểm đó – A Christmas Carol của Charles Dickens và The Sketchbook of Geoffrey Crayon, Gent. của Washington Irving – đã miêu tả Giáng sinh theo cách ấm áp, thân thiện với gia đình. Những lời kể lại của họ chủ yếu là hư cấu, nhưng chúng đã khơi dậy trí tưởng tượng của người dân Victoria. Vào ngày 26 tháng 6 năm 1870, Tổng thống Ulysses S. Grant tuyên bố Giáng sinh là ngày lễ quốc gia của Hoa Kỳ.

Trong 150 năm kể từ đó, người Mỹ đã tạo ra lễ kỷ niệm Giáng sinh độc đáo của riêng họ bằng cách lấy những mảnh ghép từ các truyền thống văn hóa khác và phát minh ra một số cái mới. Nhiều gia đình có truyền thống Giáng sinh của riêng họ, điều này tạo thêm được ý nghĩa và niềm vui. Vẫn còn một thành phần tôn giáo và nhiều người tham dự một số loại hình dịch vụ nhà thờ vào đêm hôm trước hoặc ngày hôm sau, nhưng hầu hết các lễ kỷ niệm Giáng sinh ở Mỹ ngày nay tập trung vào các hoạt động thế tục hơn. Theo một cuộc khảo sát do Trung tâm nghiên cứu Pew thực hiện, trong khi 90% người Mỹ nói rằng họ tổ chức lễ Giáng sinh, thì chưa đến một nửa nói rằng họ ăn mừng vì lý do tôn giáo.

Còn bây giờ, hãy bắt đầu với truyền thống Giáng sinh nổi tiếng nhất và có lẽ được yêu thích nhất: Ông già Noel mang quà cho trẻ em vào đêm Giáng sinh.

Nguồn gốc ông già Noel: Thánh Nick đến từ đâu?

“Một yêu tinh già vui tính với chiếc xe trượt tuyết thần kỳ” xuất phát từ câu chuyện về một tu sĩ khiêm tốn được gọi với cái tên Thánh Nicholas, sinh ra ở Thổ Nhĩ Kỳ vào khoảng năm 280 sau Công nguyên. Tu sĩ Nicholas được phong thánh sau khi cho đi tất cả tài sản của mình để giúp đỡ người nghèo và người túng thiếu. Ông được biết đến như là vị thánh bảo trợ của trẻ em và có ngày vinh dự của riêng mình vào ngày 6 tháng 12.

Tuy nhiên, những người Hà Lan đầu tiên nhập cư vào Hoa Kỳ được ghi công cho cái tên Santa Claus. Họ mang theo truyền thống văn hóa kỷ niệm cái chết của vị thánh. Họ gọi ông là “Sint Nikolaas” (tiếng Hà Lan có nghĩa là Thánh Nicholas) và viết tắt là “Sinter Klaas”, từ đó đã phát triển thành Santa Claus – Ông già Noel.

Các đặc điểm chính trong câu chuyện về ông già Noel đó là tính cách vui vẻ, những gói quà tặng, danh sách những đứa trẻ nghịch ngợm hay tốt bụng, tuần lộc và những trò tai quái trong ống khói – đã được đưa vào bài thơ năm 1822 của Bộ trưởng Episcopal Clement Clarke Moore. Bài thơ có tên là “Kể lại chuyến viếng thăm của Thánh Nicholas” (An Account of a Visit from St. Nicholas) nhưng bạn có thể biết nó qua dòng đầu tiên mang tính biểu tượng của nó: “’Twas the night before Christmas…” (Vào một đêm trước Giáng sinh – PV).

Phong cách ông già Noel trong quảng cáo của Coca-Cola (Nguồn: Internet)

Bạn có thể cảm ơn Coca-Cola vì cấu thành nên thành phần cuối cùng, phong cách ông già Noel. Quảng cáo đầu những năm 1900 của Coke có hình ảnh một người đàn ông lớn tuổi vui vẻ, ấm áp với đôi má hồng hào, bộ râu trắng và đôi mắt lấp lánh. Nó nổi tiếng đến mức trở thành hình ảnh mặc định của ông già Noel, hiện là nhân vật chính trong nhiều cuốn sách Giáng sinh và phim Giáng sinh dành cho trẻ em.

Lạc Thiện (theo Reader’s Digest)

Mây Thong Dong trân trọng được hợp tác trong lĩnh vực truyền thông với quý công ty, đơn vị, cá nhân; làm sách, in ấn, quảng cáo… Liên hệ: truyenthong@maythongdong.vn

Thương hiệu trà Việt nổi tiếng (https://songhytra.com/)
Bảo Trầm (baotram.vn) – thương hiệu nhang sạch cho mọi nhà

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Subscribe To Our Newsletter

Subscribe to our email newsletter today to receive updates on the latest news, tutorials and special offers!