Welcome to Letterz
Get the Book
for FREE!

Hạnh phúc phải chăng là mục đích của cuộc đời?

(MTD) Có ai mong muốn khổ đau? Mỗi sáng thức dậy, có ai lại ao ước: “Giá mà mình bị khó chịu suốt ngày nhị!” Dù vô ý hay cố ý, dù khôn khéo hay vụng về, tất cả chúng ta đều khát khao được “sung sướng”, dầu bằng công việc hay sự nhàn hạ, bằng những đam mê hay sự binh yên, bằng phiêu lưu hay sự đơn điệu của cuộc sống thường nhật.

Mỗi ngày trong cuộc đời mình, chúng ta hối hả tiến hành vô số hoạt động để sống, kết nối những quan hệ bạn bè, tình yêu, thám hiểm, khám phá sáng tạo, xây dựng, làm phong phú cuộc sống của minh, che chở những người thân và tự phòng vệ trước những kẻ muốn làm hại chúng ta. Chúng ta dành thời gian và sức lực của minh cho những nhiệm vụ đó, với suy nghĩ là chúng sẽ mang lại sự thỏa mãn “an lạc hơn” cho minh và cho người. Mong muốn điều ngược lại mới là phi lý.

Bất kể cách thức tìm kiếm hạnh phúc của chúng ta, bất kể nó được gọi là niềm vui sống hay bổn phận, hoặc đam mê hay sự hài lòng, hạnh phúc chẳng phải là mục đích của mọi mục đích hay sao? Đó là ý kiến của Aristote, theo ông “hạnh phúc là mục đích duy nhất mà chúng ta bao giờ cũng lựa chọn vì chính nó, chứ không phải vì mục đích nào khác”. Bất kể ai tuyên bố mong ước một điều gì khác thì người đó không thực sự biết là minh muốn gì: người đó có thể đang đi tìm hạnh phúc dưới một tên gọi khác.

Trả lời những người hỏi mình có hạnh phúc không, Xavier Emmanuelli người sáng lập ra Dịch vụ cấp cứu y tế xã hội của Pháp – đáp: “Điều đó không có trong chương trình! Đối với tôi, chương trình là hành động. Tôi phải lập ra các dự án, thực thi chúng và phải đạt được thành công. Điều quan trọng là những gì có ý nghĩa […] Hạnh phúc, đó là ý nghĩa, là Tình yêu.” Hạnh phúc không có trong chương trình, nhưng người ta vẫn nói tới nó như thường!

Trong cùng một dòng suy nghĩ như vậy, Steven Kosslyn – một người bạn nghiên cứu về hình ảnh ghi lại trong não bộ của trường Đại học Harvard nói với tôi rằng, khi bắt đầu một ngày vào buổi sáng, anh không nghĩ tới chuyện ước ao được hạnh phúc, mà chỉ suy nghĩ về bổn phận, ý thức về trách nhiệm đối với gia đình và tập thể mà anh phụ trách và về công việc của mình. Anh nhấn mạnh rằng hạnh phúc không nằm trong mối quan tâm của anh. Tuy thế, nếu chúng ta suy xét cho kỳ thì sẽ thấy rằng một số khía cạnh của niềm hạnh phúc thực sự đương nhiên có mặt trong sự mãn nguyện khi hoàn thành điều cần phải làm, bằng cái giá của sự nỗ lực lâu dài để vượt qua những khó khăn trong khả năng thích hợp của bản thân. Trong khi người đàn ông này làm “bổn phận” của mình, ngay cả khi anh ta cho rằng “khổ đau và gian khó sẽ tôi luyện tính cách”, tất nhiên anh ta không có mục đích đem lại khổ đau cho chính mình, cũng như cho mọi người.

Ở đây, chính là ý thức trách nhiệm, chứ không phải là thứ bổn phận làm tê liệt, phá hủy tự do nội tâm, do những trói buộc, những nghĩa vụ mà những người thân và xã hội nhồi nhét vào đầu chúng ta: cần phải “làm cái này, thực hiện cái nọ” hoặc phải hoàn hảo để được chấp nhận và được yêu mến. “Bổn phận” chỉ có ý nghĩa khi nó là kết quả của một sự lựa chọn và là nguồn gốc của một niềm phúc lạc lớn hơn.

Bi kịch là ở chỗ chúng ta thường nhầm lẫn cách thức để thực hiện điều tốt lành đó. Vô minh (ngu si) làm biến chất niềm khát vọng được sống tốt hơn của chúng ta. Như đại sư Tây Tạng Chogyam Trungpa giải thích: “Khi chúng ta nói về vô minh thì điều đó không hề là sự ngu muội. Về một nghĩa nào đó, ngu muội lại rất thông minh, song đó là cái thông minh hoàn toàn diễn ra một chiều. Có nghĩa là con người cứ phản ứng đối với những phóng chiếu của tư duy của chính mình, trong khi lẽ ra chỉ cần đơn giản nhìn nhận điều đang xảy ra mà thôi.”

Theo tuệ giác của đạo Phật, như vậy vô minh là không hiểu bản chất thật sự của vạn vật, không hiểu biết quy luật nhân quả chi phối hạnh phúc và khổ đau. Những kẻ chủ xướng tiêu diệt các dân tộc rêu rao là muốn xây dựng một thế giới tốt nhất trong mọi thế giới, và một số dường như tin tưởng sâu sắc vào tính xác đáng của điều tồi tệ ấy. Cho dù điều đó có tỏ ra phi lý và nguy hại đi nữa thì những kẻ chỉ biết thỏa mãn những xung năng ích kỷ của chúng bằng cách reo rắc quanh mình sự chết chóc và buồn thảm vẫn trông mong được khen thêm về những hành động đó.

Ấy thế mà không bao giờ thái độ nhẫn tâm, mù quáng, khinh miệt và hung hãng lại có thể là những phương tiện đưa tới hạnh phúc. Những kẻ ác tâm, bám chấp, kiêu ngạo và hợm hĩnh cũng theo đuổi hạnh phúc, nhưng thực chất chúng đang dần cách xa, tới mức không bao giờ có được nó. Cũng như vậy, kẻ tự vẫn cắt đứt mối tuyệt vọng không thể chịu đựng nổi của mình cũng hướng về hạnh phúc một cách vô vọng.

Matthieu Richard

(Trích Bàn về hạnh phúc, NXB Lao Động, 2017)

Mây Thong Dong trân trọng được hợp tác trong lĩnh vực truyền thông với quý công ty, đơn vị, cá nhân; làm sách, in ấn, quảng cáo… Liên hệ: truyenthong@maythongdong.vn

Thương hiệu trà Việt nổi tiếng (https://songhytra.com/)
Bảo Trầm (baotram.vn) – thương hiệu nhang sạch cho mọi nhà

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Subscribe To Our Newsletter

Subscribe to our email newsletter today to receive updates on the latest news, tutorials and special offers!