(MTD) Trong buổi sinh hoạt dã ngoại văn nghệ của sinh viên chùa Lá – Gò vấp, một học viên thể hiện bài hát: “Một cõi đi về” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, được nhiều tràng vỗ tay tán thưởng kéo dài.
Sau đó có một học viên đứng dậy hỏi: – Bạn hát rất hay, nhưng có hiểu được nội dung bài hát này mang ý nghĩa gì không? Tất cả 500 học viên đều ngơ ngác, quay nhìn lại hỏi tôi: – Sư phụ biết không, phân tích cho chúng con nghe.
Đây là một điều khá nan giải, nhạc Trịnh mang một màu sắc, thể điệu vô cùng lạ, ca từ mênh mang trừu tượng, ý tưởng siêu nhiên khúc chiết, ẩn ngữ mà phiêu bồng làm sao giải thích. Nhưng nghĩ trường phái hội hoạ siêu thực vẫn chứa một nội dung hiện thực sâu sắc ẩn tàng trong tác phẩm, nên tôi mạo muội đem ra phân tích cho các em học viên hiểu thêm một ít về tác phẩm: “Một cõi đi về”. Nơi nào diễn đạt không trọn nghĩa hoặc sai lầm, mong cố nhạc sĩ và mọi người niệm tình lượng thứ.
Nhân dịp ngày mất của cố nhạc sĩ để thay nén nhang tưởng nhớ .Tôi chỉ xin phân tích thơ nhạc thuần tuý, không lạm bàn đến đời sống cá nhân đem ra mổ xẻ ở đây.
Trịnh Công Sơn – nhạc sĩ, Phật tử
Đầu tiên, ta tìm hiểu sơ qua hoàn cảnh của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khi tuổi thơ, ông mang nỗi buồn mất cha thường hay lên chùa tụng kinh cầu siêu. Trịnh Công Sơn quy y pháp danh Nguyên Thọ, nghĩa là thọ nhận từ suối nguồn Phật pháp, cùng học nghi lễ âm nhạc Phật giáo qua âm điệu tán tụng với hai vị kinh sư nổi tiếng thời bấy giờ đó là Hoà thượng chùa Hiếu Quang và chùa Phổ Quang… Từ đó tâm hồn thơ ngây của nhạc sĩ mang âm hưởng cung điệu thiền ca của Phật giáo.
“Trong bài viết năm 2001 trên tờ Nguyệt san Giác Ngộ, Trịnh Công Sơn đã nói trực tiếp “Tôi là một Phật tử ở trong một gia đình có tôn giáo chính là Phật giáo. Từ những ngày còn trẻ, tôi đã học kinh và thuộc kinh Phật”.
Vậy chúng ta minh chứng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là một Phật tử thuần tuý mang nhiều ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo như diễn đạt hình ảnh Mẹ Quan Âm:
“Tìm trong vô thường có đôi dòng kinh, sấm bay rền vang
Bỗng tôi thấy em dưới chân cội nguồn
Tôi mời em về đêm gội mưa trong
Em ngồi bốn bề thơm ngát hương trầm”
(Đoá hoa vô thường)
“Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ”
Kiến thức có ba giai đoạn: Bước đầu bị bội thực, thứ hai được tiêu hoá, thứ ba đến giai đoạn tiêu dung biến thành cơ nhiệt, thành hơi thở sức sống chất liệu riêng mình. Cũng như nhạc sĩ Trịnh nghiên cứu kinh điển Phật giáo hoà với triết học – di sản văn hoá đông tây kim cổ đã được tiêu dung mất dấu ngữ ngôn sách vở, biến thành dưỡng chất nhạc ngữ, khác biệt âm ba trong trái tim đủ đầy thiền ca, thành một bản kinh đặt trên nền tảng luân hồi, hoá thân vào âm nhạc một triết lý sống lung linh với những ca từ huyền nhiệm, đưa con người từ khổ đau đến cõi an vui.
Ta xét sơ qua đề tài “Một cõi đi về” là một cõi để ta đi về đến nơi, hay một cõi để ta Đi và Về? “ – phần cuối bài tôi sẽ phân tích chi tiết hơn. Vậy một cõi không phải một nơi chốn, một tỉnh thành một nước, một địa chỉ cụ thể… Một cõi ở đây gọi như: cõi trời, cõi tiên, cõi Phật, cõi người ta… và một cảnh giới chỉ cho tâm linh.
Chúng ta đặt lại vấn đề thời gian tác giả viết: “Bao nhiêu năm rồi..?” là một năm, hai năm hay hàng tỷ tỷ năm đến vô lượng kiếp năm… chỉ thời gian đã đi qua. Vậy đến đâu, để làm gì, mà lộ trình cứ mãi ra đi?
“Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi”
Theo thuyết luân hồi của Phật giáo sau khi chúng ta chết đầu thai trong 6 đường đó là: Thiên, nhơn, Atula, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Vì còn trôi lăn trong lục dục chi phối bởi nghiệp dĩ lôi kéo bị đày đoạ đớn đau thân phận phải chịu nhiều mệt mỏi.
“Ôi! cát bụi mệt nhoài, tiếng động nào gõ nhịp khôn nguôi” (Cát bụi )
Cuộc đời là một hành trình ném đủ đầy dâu bể, cứ lặn hụp giữa dòng nhục vinh còn mất, loay hoay vòng kiếp phù sinh.
Người ta thường ví người nào khổ đau, trách nhiệm nhiều là gánh nặng trên hai vai.
“Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt”
Như Không
Nhang Bảo Trầm – https://baotram.vn/
– Đơn vị tự chủ nguồn nguyên liệu,
– Cam kết cung cấp sản phẩm nhang được làm từ 100% trầm hương nguyên chất.
– Để tìm hiểu thêm, quý vị vui lòng truy cập:
Tiki: https://info.baotram.vn/tiki
Shopee: https://info.baotram.vn/shopee
Lazada: https://info.baotram.vn/lazada