Welcome to Letterz
Get the Book
for FREE!

3 cách chuyển hóa cảm xúc theo Ni sư Pema Chödron (P.2): Hiểu về phút giây hiện tại để biết yêu chính mình

(MTD) Theo đoạn trích từ cuốn sách mới nhất, nhan đề How we live is How we die của Thiền sư Ni Pema Chödrön, cùng tìm hiểu những bước tiếp theo để chuyển hóa năng lượng tiêu cực của khổ đau thành con đường dẫn đến sự giác ngộ.

Có mặt ở giây phút hiện tại

“Bí quyết là duy trì hiện tại với năng lượng của mình mà không dùng bất kì hành động hay tạo nên sự kìm nén nào”.

Khi chúng ta ý thức được sự hiện diện của tam độc “tham – sân – si”, hãy cho bản thân nhận diện nó – để cơ thể cảm nhận những gì tâm trí đang cảm nhận. Nghe có vẻ rất đơn giản, nhưng lại là thách thức lớn đối với nhiều người, những người từng bị tổn thương hoặc chịu đựng những cảm xúc nhất định, khiến họ không muốn đối mặt, dù với bất cứ lý do gì. Nhưng, như tất cả những lời dạy trong giáo pháp, cảm nhận những gì bạn đang cảm nhận là một bài thực hành. Có nhiều cách rèn luyện để dần dần đạt được tiến bộ.

Đầu tiên, hãy bắt đầu với những cảm giác vật lý, vì chúng tương đối đơn giản và giúp ta kết nối với tâm trí tốt nhất. Cơ thể bạn đang cảm thấy thế nào? Khi chúng ta mất kết nối với cơ thể của mình, phiền não có cơ hội lớn hơn để hoành hành. Mặt khác, khi chúng ta hiện diện và hiện thân, việc tiếp xúc với tâm trí của chúng ta sẽ dễ dàng hơn. Do vậy, hãy chú ý xem cơ thể bạn đang cảm thấy như thế nào – đau nhức, ngứa ngáy, cảm giác nóng / lạnh, căng thẳng, hay thư giãn.

Sau đó hãy nhìn vào trạng thái tâm trí của bạn. Nó đang rời rạc hay ổn định? Bạn đang ở trong tâm trạng như thế nào? Bạn nhận thấy những cảm xúc nào đang khởi lên trong đầu mình? Ở đây, quan trọng nhất là bạn phải có thái độ cầu thị và cởi mở, hơn là phán xét. Những cảm xúc khác nhau có thể xuất hiện khi chúng ta để bản thân cảm nhận những gì tâm trí cảm thấy. Trong chúng ta có thể hiện lên những ký ức đau buồn, hoặc những cảm xúc cực kỳ khó chịu, nhưng không sao, đây chính là điều đáng mong đợi. Tuy nhiên cũng đừng cố gắng quá sức và biến trải nghiệm này thành một bài kiểm tra sức chịu đựng. Việc rèn luyện nên diễn ra càng nhiều càng tốt trong tâm thế không miễn cưỡng.

Để phát triển khả năng điều khiển khi một cảm xúc xâm chiếm bạn, bạn nên ghi nhớ ba từ: hiện thân, hiện diện và tử tế. Hòa vào cơ thể của bạn, tập trung sự chú ý vào nơi bạn đang ở ngay lúc này và hãy tử tế với chính mình. Khi cảm xúc dâng trào, ba từ này có thể giúp bạn hạ nhiệt. Phương pháp chủ yếu là phải giữ tỉnh táo, như Tsoknyi Rinpoche nói: “Bạn phải sẵn sàng cảm thấy khó chịu”.

Đối xử tử tế với bản thân

Tôi khám phá ra rằng khi tôi cho phép bản thân cảm nhận những gì mình đang cảm nhận, tôi sẽ trở nên kiên nhẫn hơn với chính mình và dễ tha thứ hơn”.

Theo thời gian, tôi phát hiện ra rằng bất cứ khi nào tôi cho phép bản thân trải nghiệm những gì mình đang cảm thấy, tôi sẽ trở nên kiên nhẫn hơn với chính mình và dễ tha thứ hơn. Dần dần, tôi thấy mình có thể thư giãn với cảm giác khó chịu lâu hơn một chút. Và đây là vấn đề: dù phiền não gây đau đớn, nhưng bản thân năng lượng phiền não là một nguồn năng lượng sáng tạo vô hạn, giống như một dòng điện. Đó là thứ mà bạn sẽ không muốn loại bỏ dâu.

Bí quyết là duy trì hiện tại với năng lượng đó mà không dùng hành động hoặc tạo sự kìm nén. Làm được điều này – hay đúng hơn là học cách làm được điều này – bạn có thể phát hiện ra điều đặc biệt. Trong năng lượng cơ bản của những phiền não, chúng ta tìm thấy trí tuệ – trí tuệ vô ngã, vô chấp thủ – thoát khỏi sự cố chấp và lưu luyến.

Một trong những cách quan trọng nhất để làm việc với cảm xúc của chính mình là sử dụng chúng như một con đường để giác ngộ. Mục đích là cho phép chúng ta trải nghiệm năng lượng phiền não một cách đầy đủ và trực tiếp. Khi làm như vậy, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng phiền não chứa đựng tất cả trí tuệ mà ta cần để thức tỉnh. Đây là một sự khẳng định có được từ trải nghiệm.

Tất cả chúng ta đến thế giới này cùng với sự xuất hiện của vô thức, đó là một sự hiểu lầm cơ bản về cách mà mọi thứ diễn ra. Chúng ta tin rằng chúng ta có một số loại “danh tính bền vững”định danh”, thứ gì đó tạo nên “tôi” là tôi, tách biệt với những phần còn lại của thế giới. Dựa trên sự ngộ nhận này, chúng ta thấy mình liên tục bị cuốn hút bởi vô số niềm vui và nỗi đau mà thế giới mang lại. Tâm trí của chúng ta hoàn toàn bị bao trùm bởi phiền não và tất cả những rắc rối đi cùng với chúng. Các giáo lý nói rằng quá trình đau khổ này sẽ tiếp tục diễn ra chỉ cho đến khi chúng ta hoàn toàn thức tỉnh khỏi sự vô minh của mình, cho đến khi chúng ta thấy được bản thân và mọi hiện tượng như chúng thực sự chỉ là phù phiếm, không tồn tại.

Cụm từ “chúng ta đến thế giới này cùng với sự xuất hiện của vô minh” rất thú vị, vì nó ngụ ý rằng sự thiếu hiểu biết không xuất hiện đơn độc. Đức Phật dạy rằng ở đâu có vô minh, ở đó có trí tuệ: “Trí tuệ đồng khởi”. Bất cứ khi nào chúng ta bị mắc kẹt, khi các phiền não khởi lên, hay khi chúng ta tạm thời mất phương hướng và hành động theo những cách tiêu cực, nghĩa là ta đang ở trong sự mê muội. Song, chính sự lầm mê đó lại không thể tách rời khỏi trí tuệ sâu sắc nhất của chúng ta. Trong phép loại suy, vô minh và trí tuệ giống như băng và nước, cả hai đều được tạo thành từ cùng một phân tử. Sự khác biệt duy nhất là băng bị đông cứng còn nước thì không.

Vô minh được tạo nên bởi sự băn khoăn của chúng ta về bản chất vô thường của những sự vật, cùng sự chấp thủ về bản thân và thế giới. Hầu hết những thứ chúng ta trải nghiệm trong thế giới rộng mở này đều là sự vô thường. Giận dữ, thèm muốn, đố kỵ và tất cả những phiền não khác, là một phần của sự nhiễu loạn này. Nếu không tìm ra phương tiện hiệu quả để chuyển hóa chúng, chúng có thể hủy hoại tâm trạng của ta và gây hại không chỉ cho chính bản thân ta, mà cả những người xung quanh. Đây là lý do tại sao chúng ta học cách điều khiển cảm xúc của mình.

Sử dụng những cảm xúc bản thân như một con đường giác ngộ chỉ đơn giản dựa trên việc để cảm xúc phát triển một cách tự nhiên. Tôi dùng từ “đơn giản”, nhưng thành thật thì nói luôn dễ hơn làm. Bản ngã của chúng ta chỉ ở yên khi nó cố gắng tham dự vào việc sửa đổi mọi thứ. Nó luôn nhắc chúng ta rằng không được bỏ qua bất cứ việc gì. Bởi vậy, ta cần nhẫn nại và can đảm nếu muốn học cách để những phiền não sinh – diệt một cách tự nhiên.

Chúng ta cần cho phiền não có đủ không gian phát triển, để tạo cơ hội nhìn nhận việc gì đang xảy đến với mình, quan sát được cảm xúc của bản thân. Điều này không có nghĩa là chúng ta xa lánh phiền não, nói đúng hơn là ta khoanh vùng tâm trí của mình để “ngắm nhìn” phiền não rõ ràng hơn. Để làm được điều này yêu cầu chúng ta phải nhẫn nại, dành một khoảng trống chánh niệm trước khi nói hoặc làm gì, bởi một khi bị kích động, ta không còn đủ sáng suốt để nhìn nhận sự việc nữa.

Phiền não trở thành con đường dẫn lối đến sự giác ngộ

Khi chúng ta cho phép bản thân trải nghiệm năng lượng phiền não tam độc một cách toàn diện và trực tiếp, chúng ta sẽ phát hiện ra chúng chứa đựng tất cả trí tuệ mà ta cần để thức tỉnh

Khi đã có một tầm nhìn rõ ràng, chúng ta hãy để cho bản thân trải nghiệm cảm xúc một cách trọn vẹn nhất có thể. Giống như việc chúng ta cảm nhận những gì ta đang cảm thấy, nhưng tiến xa hơn. Trong phần thực hành này, chúng ta cần hiểu cảm xúc đó thật sự là gì. Thay vì đặt nguồn năng lượng vào phạm trù tích cực và tiêu cực, ta nên cố gắng tiếp xúc trực tiếp và mật thiết với mong muốn được biết tường tận bản chất của nó. Chúng ta muốn hiểu nó, không chỉ bởi khái niệm của nhận thức, mà hiểu một cách sâu sắc bằng cả trái tim và thể xác của mình.

Anam Thubten phân biệt giữa “phiền não vô ý thức” và “phiền não có ý thức”. “Phiền não vô ý thức” là những thứ quen thuộc với chúng ta. Chẳng hạn, khi chúng ta trong trạng thái thèm muốn, ta sẽ có cảm giác khó chịu và thường hành động một cách thiếu sáng suốt. “Phiền não có ý thức” là nơi tuệ giác tồn tại. Khi chúng ta vượt qua cảm giác bị thèm muốn làm phiền, trải nghiệm nó như một dạng năng lượng tỉnh táo, lúc này cảm xúc sẽ mất khả năng quấy rầy chúng ta. Thay vào đó, nó trở thành một phần quý giá của cuộc sống.

Liên hệ với cảm xúc của mình theo cách này, chúng ta sẽ khám phá ra khía cạnh giác ngộ: trí tuệ đồng thời xuất hiện với vô minh. Để tiếp cận với trí tuệ đó, chúng ta cần để phiền não là chính nó. Sau đó, băng sẽ tan chảy và chúng ta sẽ khai thông, tận hưởng dòng chảy uyển chuyển của nước.

Nhưng điều này không hề dễ dàng chút nào. Không phải chỉ có mỗi việc thực hành tiếp xúc với trí tuệ trong phiền não là đủ, mà còn cần thực hành để phân biệt giữa trí tuệ và sự bất nhận định. Làm thế nào chúng ta có thể biết liệu mình đang trải nghiệm khía cạnh nào của năng lượng? Bằng chứng thường được tìm thấy rõ nhất trong cơ thể chúng ta.

Phiền não vô ý thức tương ứng với một số hình thức co thắt vật lý. Chúng ta cảm thấy căng tức ở bao tử hoặc quai hàm, vi tế hơn là ở tim hoặc hệ thần kinh. Khi cảm xúc của chúng ta đang ở giai đoạn than hồng, sự co thắt này có thể khó phát hiện. Nhưng nếu thực hành điều chỉnh cảm xúc và cơ thể của mình, thì sự căng cứng cơ thể có thể đóng vai trò là dấu hiệu cho ta biết khi nào mình bị vướng vào những phiền não vô ý thức.

Bằng cách tiếp cận với cảm giác vật lý của chứng loạn thần kinh trong cơ thể, chúng ta cũng biết được cảm giác của trí tuệ. Từ đó, trí tuệ sẽ rộng mở hơn. Thay vì chiến đấu với cảm xúc của mình, chúng ta cứ để chúng như vậy, không đàn áp chúng, chỉ cần để cho chúng đến và đi tự nhiên, cảm nhận những gì mà tâm trí đang cảm thấy. Thay vì buộc chặt bản thân với những cố chấp mạnh mẽ của mình, hãy thư giãn và cho phép trí tuệ đồng xuất hiện trong những phiền não của chúng ta và tự chúng sẽ lên tiếng. Nếu chúng ta thực hành theo cách này, chính cảm xúc của chúng ta sẽ trở thành con đường giác ngộ trực tiếp cho chính mình. (hết)

Nguyên Minh (theo Lion’s Roar)

Mây Thong Dong trân trọng được hợp tác trong lĩnh vực truyền thông với quý công ty, đơn vị, cá nhân; làm sách, in ấn, quảng cáo… Liên hệ: truyenthong@maythongdong.vn

Thương hiệu trà Việt nổi tiếng (https://songhytra.com/)
Bảo Trầm (baotram.vn) – thương hiệu nhang sạch cho mọi nhà

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Subscribe To Our Newsletter

Subscribe to our email newsletter today to receive updates on the latest news, tutorials and special offers!