Welcome to Letterz
Get the Book
for FREE!

4 kiểu gắn bó về mặt cảm xúc theo thuyết gắn bó

(MTD) Theo thuyết gắn bó được hai nhà nghiên cứu Bowlby và Ainsworth công bố vào năm 1950, làm tiền đề cho một loạt những nghiên cứu đồ sộ khác, con người có 4 kiểu gắn bó cảm xúc thường gặp: “gắn bó an toàn”, “gắn bó lo âu”, “gắn bó né tránh” và “gắn bó lo âu – né tránh”.

Thuyết gắn bó là một lĩnh vực của tâm lý học mô tả bản chất của sự gắn bó về mặt cảm xúc giữa người với người. Xu hướng gắn bó tuy không nói lên tất cả mọi điều về mối quan hệ của một người, nhưng nó có thể giải thích tại sao mối quan hệ đó lại thành công hay thất bại, tại sao chúng ta lại bị cuốn hút bởi một kiểu người nào đó và bản chất của những vấn đề trong một mối quan hệ.

Cũng như hầu hết những mẫu hình tâm lý khác, những kiểu gắn bó này thường không đi một mình, chúng có bản chất không định hướng và tương đối độc lập.

Mấu chốt ở đây là, bạn có thể bộc lộ những xu hướng của nhiều kiểu gắn bó khác nhau tùy vào từng hoàn cảnh và với tần suất khác nhau. Mặc dù vậy, mỗi người thường có một kiểu gắn bó vượt trội hơn cả. Vì thế, người thuộc kiểu “an toàn” vẫn sẽ có những hành vi thuộc loại né tránh hay lo âu, và người thuộc kiểu “lo âu” đôi khi cũng có những hành vi an toàn…

Không có ai thuộc một kiểu hoàn toàn và cũng chẳng có ai không thuộc kiểu nào. Cả kiểu người lo âu và né tránh vẫn sẽ đạt một điểm số nhất định trên thang điểm an toàn. Nhưng người lo âu – né tránh thường sẽ ghi điểm cao trên thang điểm lo âu và né tránh và có số điểm thấp trên thang điểm an toàn.

Kiểu gắn bó an toàn

Những người có kiểu gắn bó này thường thoải mái khi thể hiện sự quan tâm và tình cảm của họ. Họ cũng thoải mái khi ở một mình và tự lập. Họ có khả năng quyết định sự ưu tiên cho các mối quan hệ của mình và vạch ra ranh giới rõ ràng cho những mối quan hệ, cũng như tuân thủ theo chúng.

Những người có xu hướng này rõ ràng là những người bạn đời, thành viên trong gia đình và thậm chí là cả những người bạn tuyệt vời nhất. Họ có thể chấp nhận việc bị từ chối và vượt qua những nỗi đau, nhưng họ cũng có thể trung thành và hy sinh khi cần thiết. Họ tin tưởng những người họ gần gũi và bản thân họ cũng là những người đáng tin cậy. Theo một nghiên cứu, hơn 50% dân số thuộc kiểu gắn bó an toàn.

Kiểu gắn bó lo âu

Người thuộc kiểu gắn bó lo âu thường cảm thấy lo lắng và áp lực trong những mối quan hệ của họ. Họ cần nửa kia của mình liên tục thể hiện sự trấn an và dành nhiều yêu thương cho mình. Họ gặp khó khăn trong việc ở một mình, hoặc độc thân. Do vậy, họ thường dính vào những mối quan hệ không lành mạnh và mang tính bạo hành.

Họ cũng có vấn đề trong việc tin tưởng người khác, thậm chí là cả những người thân thiết. Hành động của họ thường vô lý, thất thường và dễ xúc động mạnh. Họ thường phàn nàn và đòi hỏi lòng tră ẩn, sự cảm thông từ người khác nhiều nhất có thể. Trong nhóm này, phụ nữ thường nhiều hơn đàn ông.

Kiểu gắn bó né tránh

Người thuộc kiểu gắn bó né tránh này thường khá tự lập, tự định hướng và không thoải mái với sự thân mật. Họ sợ những mối quan hệ ràng buộc và là các chuyên gia trong việc đưa ra những lời biện minh cho sự không thân mật đó.

Họ thường xuyên phàn nàn về việc cảm thấy “quá đông đúc” hay “ngộp thở” khi mọi người cố gắng lại gần họ. Trong mọi mối quan hệ, họ luôn chừa đường rút lui cho chính mình – luôn luôn. Và họ thường xây dựng lối sống của mình theo cách né tránh sự ràng buộc, hay quá nhiều thân mật. Đàn ông thường thuộc kiểu người này nhiều hơn phụ nữ.

Kiểu gắn bó lo âu – né tránh

Kiểu gắn bó này còn được biết đến là “kiểu sợ sệt”. Đây là tập hợp những gì tồi tệ nhất của hai kiểu nói trên.

Người thuộc tuýp gắn bó lo âu – né tránh không chỉ có nỗi sợ về sự ràng buộc và thân mật, mà họ còn không tin tưởng và mắng mỏ người khác vì cố tới gần họ. Người lo âu – né tránh thường dành nhiều thời gian một mình và khốn khổ, hoặc ở trong những mối quan hệ bạo hành, hay rối loạn nhân cách.

Theo nhiều nghiên cứu, chỉ có rất ít dân số thuộc kiểu gắn bó lo âu – né tránh, và họ thường có vô vàn vấn đề về cảm xúc trong cuộc sống của mình, điển hình như lạm dụng chất cấm, trầm cảm…

Thay đổi kiểu gắn bó

Nghiên cứu chỉ ra rằng, những người có kiểu gắn bó an toàn thì thường hạnh phúc hơn và cảm thấy được nâng đỡ nhiều hơn, có ít nguy cơ mắc trầm cảm hơn, khỏe mạnh hơn, duy trì mối quan hệ bền vững hơn và trở nên thành công hơn những người thuộc nhóm khác.

Tin tốt là kiểu gắn bó có thể thay đổi theo thời gian, mặc dù khá chậm và khá khó khăn.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, một người lo âu hay né tránh khi bước vào mối quan hệ dài hạn cùng với người an toàn thì có thể gia tăng mức độ an toàn theo thời gian. Không may thay, người lo âu hay né tránh cũng có thể làm giảm mức độ an toàn của người thuộc kiểu gắn bó an toàn xuống gần bằng họ nếu không cẩn thận.

Tương tự như vậy, những sự kiện tiêu cực trong cuộc sống, như ly hôn, mất con, tai nạn nghiêm trọng, cũng có thể khiến người có kiểu gắn bó an toàn rơi vào kiểu gắn bó thiếu an toàn hơn.

Nguyên Minh (theo Mark Manson)

Mây Thong Dong trân trọng được hợp tác trong lĩnh vực truyền thông với quý công ty, đơn vị, cá nhân; làm sách, in ấn, quảng cáo… Liên hệ: truyenthong@maythongdong.vn

Thương hiệu trà Việt nổi tiếng (https://songhytra.com/)
Bảo Trầm (baotram.vn) – thương hiệu nhang sạch cho mọi nhà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Subscribe To Our Newsletter

Subscribe to our email newsletter today to receive updates on the latest news, tutorials and special offers!