Welcome to Letterz
Get the Book
for FREE!

Ô nhiễm môi trường từ góc nhìn y học

mây thong dong

(MTD) Ô nhiễm môi trường là mối quan tâm từ bao đời của nhân loại, nhưng nó quá rộng, quá to lớn để hiểu và nói về nó. Vậy ô nhiễm môi trường cụ thể là cái gì, bao gồm những kiểu nào, và tác động lên sức khoẻ sinh học của con người ra sao?

Ô nhiễm là những tác nhân xung quanh (bao gồm tác nhân tự nhiên như dinh dưỡng, đất, nước, không khí… và tác nhân xã hội như các quan hệ xã hội của con người) tác động dần dần mạn tính theo năm tháng, gây ra những biến đổi sâu sắc trên cơ thể người và có thể thúc đẩy tốc độ lão hoá, dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng không phục hồi, mà khi nhận ra thì đã quá muộn.

Ô nhiễm không phải chỉ gây ra những ngộ độc, những biến dạng ghê gớm về hình thái (như các tác động trên bào thai), mà những bệnh như cao huyết áp, đái tháo đường, suy thận mạn, xơ vữa mạch máu, bệnh tâm thần… cũng  chính là do ô nhiễm mà ra.

Đôi khi, ô nhiễm là do cá thể khác, cộng đồng khác tạo ra và tác động lên bạn, nhưng trong nhiều trường hợp thì ô nhiễm đến từ chính bạn, từ những lối sống nguy cơ (lạm dụng dinh dưỡng, lạm dụng rượu bia, lạm dụng thuốc lá). Chính bạn đã làm ô nhiễm cơ thể bạn và gây ra hàng loạt bệnh lý khác nhau…

Những ảnh hưởng lên cơ thể từ sự ô nhiễm (bất kể nguyên nhân từ tầng vật lý, hoá học hay sinh học) đều đưa đến một trong hai hậu quả:

Nhóm thứ nhất, những tác nhân ô nhiễm thụ động thường tác động sớm trong đời, có liên quan đến sự suy yếu khả năng thích nghi môi trường từ cơ thể trẻ, có thể do sinh non, nhẹ cân hay khiếm khuyết gen liên quan đến những chức năng nhất định.

Đa số trẻ em đều nhạy cảm với môi trường xung quanh trong thời gian đầu sau sinh vì chưa hình thành kịp những cơ chế thích nghi. Sau 5 tuổi trở đi, cơ thể phát triển và thích nghi môi trường tốt, tuy nhiên có những trẻ mà cơ thể có những khiếm khuyết nhất định từ đầu thì sự thích nghi vẫn không đạt được và bệnh kéo dài suốt đời như các trường hợp mà chúng ta gọi là dị ứng: viêm mũi, hen, viêm da cơ địa… Muốn đánh giá đầy đủ nguyên nhân của những trường hợp này cần phải nắm rõ những thông tin chặt chẽ xảy ra trong thai kỳ…

Nhóm thứ hai, những tác nhân ô nhiễm chủ động mà con người tự tìm đến, thường tác động chậm, liên quan chặt chẽ đến lối sống cá nhân, dẫn đến đưa những ô nhiễm vào cơ thể vượt quá khả năng thích nghi. Bệnh thường xảy ra ở người già, đẩy nhanh lão hoá và các bệnh mạn tính không lây trong cộng đồng…

Cuộc sống của mỗi con người đều không thể lựa chọn được bộ gen và lịch sử thai kỳ, nhưng lối sống là sự chọn lựa rất chủ động. Mọi thứ đều có nhân quả, nắm rõ nhân quả thì sẽ phòng tránh được những rủi ro. Trong y khoa, những nguyên nhân ô nhiễm thường được phân thành 2 nhóm: các yếu tố nguy cơ thay đổi được và những yếu tố nguy cơ không thay đổi được. Những thứ không đổi được là bộ gen và lịch sử thai kỳ. Những thứ thay đổi được chính là lối sống… Làm sao oán trách được ai khi chúng ta đã nắm trong tay phân nửa cuộc đời mình về mặt sức khoẻ?

ThS.BS Lê Quốc Tuấn
(giảng viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM)

* Bạn đã sống xanh và góp phần bảo vệ môi trường ra sao? Chia sẻ câu chuyện sống xanh của bạn với Mây Thong Dong qua email: truyenthong@maythongdong.vn. Trân trọng đón chào!

maythongdong
Bảo Trầm – thương hiệu nhang sạch cho mọi nhà
Facebook
Pinterest
Twitter
Email

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Subscribe To Our Newsletter

Subscribe to our email newsletter today to receive updates on the latest news, tutorials and special offers!