(MTD) “Mọi người phản hồi “Paris, những mùa yêu” toàn những câu chuyện dang dở. Thứ 5 rồi có cuộc phỏng vấn, mình cũng chia sẻ. Mình đủ bút lực để tô hồng những câu chuyện và tạo ra những kết thúc lung linh, viên mãn. Nhưng có lẽ mình thích những va chạm thực tế và tôn trọng mọi thứ đến và đi, đã gọi là kỷ niệm thì đẹp, xấu, tốt, tệ thế nào cũng cần được ghi lại.”
Nếu vậy, sự dang dở cũng có thể mang lại cho con người cảm giác về cái đẹp?
Có thể. Trong đời sống, trong nghệ thuật không hiếm những trường hợp như vậy, và nó được cảm nhận, theo cách càng trở nên đậm đặc hơn ở những người lãng mạn chủ nghĩa. Sự dang dở, hiểu theo nghĩa rộng, đối lập với sự viên mãn, sự hoàn thiện, sự tới đích, sự thắng lợi. Thật ra, sự viên mãn, sự thắng lợi nào mà lại không chứa ngay trong chính nó những dang dở sắp tới.
Xuân Diệu cũng đã chẳng từng viết: “Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt”. Sự dang dở có giá trị đặc thù của nó trong việc tác động tới cảm giác về cái đẹp của người lãng mạn. Hãy nói về thơ ca: không cần đến thống kê nhưng ai cũng có thể khẳng định được rằng những bài thơ “thất tình” hay thì nhiều gấp bội những bài thơ “đắc tình” hay.
Đọc những câu thơ nhỏ máu vì nhớ tiếc một mối tình bất thành của Vũ Hoàng Chương: “Men khói đêm nay sầu dựng mộ/ Bia đề tháng sáu ghi mười hai/ Tình ta ta tiếc, cuồng ta khóc/ Tố của Hoàng, nay Tố của ai?” (Mười hai tháng sáu); hay bài thơ nẫu lòng như một lời vĩnh biệt người yêu của nhà thơ Pháp Guillaume Apollinaire: “Ta đã hái nhành lá cây thạch thảo/ Em nhớ cho, mùa thu đã chết rồi/ Chúng ta sẽ không tao phùng được nữa/ Mộng trùng lai không có ở trên đời/ Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi/ Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó” (Lời vĩnh biệt. Bùi Giáng dịch), và còn nhiều nhiều ví dụ nữa…, ta há chẳng thấy đẹp sao, cái đẹp của những mối tình dang dở đã nở thành hoa thơ từ những vết xước trong trái tim thi sỹ?
Vậy phải chăng sự dang dở phải chăng bao giờ cũng mang lại cảm giác về cái đẹp? Không hẳn thế. Người chiêm quan thấy là đẹp ở các phế tích như đấu trường La Mã hay thánh địa Mỹ Sơn, bởi đó là cái đẹp của sự “đã từng là viên mãn” bị lụi tàn với thời gian. Nhưng với những công trình kiến trúc xây mới mà đang còn dang dở, đang còn bừa bộn, dứt khoát không ai bảo rằng nó đẹp.. Một bức quốc họa Trung Hoa cũng sẽ khó có thể coi là đẹp – dù nó rất tuyệt về bố cục, đường nét, thần thái – nếu thiếu đi dòng lạc khoản được viết bởi chính tay tác giả.
Tóm lại, viên mãn hay dở dang cũng không quan trọng bằng những thứ đã, đang và sẽ vẫn mãi tồn tại trong đầu mình. Tôi gọi đó là những kỷ niệm. Và đương nhiên, kỷ niệm có đẹp, có xấu khác nhau. Nhưng miễn là nó được ghi lại, nó được nhớ về, thì nó vẫn mãi tồn tại!
Danh Trần
Về “Paris, những mùa yêu”
Nhắc đến Paris, người ta thường nhớ đến hình ảnh một thành phố tình yêu lãng mạn và diễm lệ. Nhưng đó chỉ là một nửa sự thật. Dưới góc nhìn của các nhân vật trong Paris, những mùa yêu, Paris hiện lên ở những mảng màu đa sắc hơn. Một thành phố công nghiệp hóa nặng nề với các tuyến Metro lạnh lùng, các công dân lao động như “những chú chuột cần mẫn”. Một thành phố phực tạp với đủ màu da, gồ ghề và khắc nghiệt, đặc biệt với những sinh viên đến từ Việt Nam. Một thành phố đầy rẫy các va chạm văn hóa và nỗi buồn tha hương…
Những câu chuyện trong Paris, những mùa yêu vì thế mang đậm màu sắc hiện thực, chân thực như hơi thở. Dù vậy, nhờ bỏ ra lăng kính màu hồng, vẻ đẹp của tình yêu và tình người ở kinh đô ánh sáng lại càng lấp lánh. Bởi lẽ, Paris không từ chối bất kì ai, chỉ cần họ dám sống và dám ước mơ.
Tác giả Danh Trần sinh năm 1990. Cựu sinh viên tại Pháp, hiện làm việc trong lĩnh vực tài chính.
Nhang Bảo Trầm – https://baotram.vn/
– Đơn vị tự chủ nguồn nguyên liệu,
– Cam kết cung cấp sản phẩm nhang được làm từ 100% trầm hương nguyên chất.
– Để tìm hiểu thêm, mua hàng quý vị vui lòng truy cập:
Tiki: https://info.baotram.vn/tiki
Shopee: https://info.baotram.vn/shopee
Lazada: https://info.baotram.vn/lazada