Welcome to Letterz
Get the Book
for FREE!

3 cách chuyển hóa cảm xúc theo Ni sư Pema Chödron (P.1): Quay vào bản thể và nhìn thấu cảm xúc

Trained in the Tibetan Vajrayana tradition, Pema Chödrön is one of the world’s leading Buddhist teachers. A fully-ordained nun, she is committed to helping establish the Buddhist monastic tradition in the West. Photo by Margie Rodgers

(MTD) Nguồn cơn cho mọi khổ đau của con người là những cảm xúc tiêu cực mà Phật giáo gọi là phiền não, hay tam độc. Một đoạn trích từ cuốn sách mới nhất “How we live is How we die” của mình, Thiền sư Ni Pema Chödrön đã chia sẻ ba bước để chuyển hóa năng lượng tiêu cực của khổ đau thành con đường dẫn đến sự giác ngộ.

1. Hòa nhập cùng cơ thể

Hãy bắt đầu với những cảm giác thể chất vì chúng tương đối đơn giản và giúp cảm xúc tiếp cận tốt hơn. Lưu ý xem cơ thể bạn cảm thấy như thế nào”.

Giáo pháp cho chúng ta biết rằng tất cả những trải nghiệm về sự khó chịu, lo lắng khi bị quấy rầy đều do phiền não gây nên. Thuật ngữ tiếng Phạn này có nghĩa là “những cảm xúc tiêu cực” hay “nỗi đau”.

Ba thứ phiền não chính là tham, sân, si. Hai điều đầu tiên không cần phân tích nhiều. “Ham muốn” trở thành cảm xúc tiêu cực khi nó đạt đến mức nghiện ngập, hoặc ám ảnh. Tôi từng được tặng một số kẹo đến từ châu Á có tên là “Baby Want-Want” và hương vị của nó mang lại một sự thèm muốn khá độc đáo, tôi nghĩ vậy. Chúng ta có xu hướng bị ám ảnh bởi việc sở hữu một thứ gì đó mà ta cho rằng nó sẽ đem lại niềm vui và sự thoải mái cho mình. “Sân hận” thì ngược lại, ta sẽ muốn loại bỏ thứ gì đó mà ta cho là mối đe dọa đối với hạnh phúc của bản thân.

“Si mê” hay “vô minh” là loại cảm xúc tiêu cực khó hiểu hơn một chút. Đó là một trạng thái lãnh đạm, thờ ơ, như chứa đựng một nỗi đau đớn tột cùng trong tâm trí. Biểu hiện là mất kết nối với thế giới bên ngoài, trí óc đờ đẫn, không quan tâm đến những gì bản thân đang cảm thấy hoặc những gì người khác đang trải qua. Khi bị trạng thái tâm trí này chi phối, lâu ngày ta có thể trở nên trầm cảm.

Ba loại phiền não này thường được gọi là “tam độc” bởi, như vị thầy Tây Tạng Anam Thubten nói, chúng giết chết hạnh phúc của chúng ta. Điều này thường xảy ra theo hai cách. Đầu tiên, chúng ta khổ sở khi phải trải qua sự tức giận, say sưa, trầm cảm, ghen tuông và rồi tiếp tục bị dằn vặt do những “quả” tai hại mà chúng gây ra sau đó.

Có thể bạn đã từng trực tiếp trải qua cảm giác bất hạnh khi những “chất độc” này phát sinh trong cuộc sống của mình. Nhưng chính xác thì chúng giết chết hạnh phúc của ta như thế nào? Đức Phật dạy rằng, không phải do chính những cảm xúc làm cho chúng ta đau khổ.

Ở dạng ban đầu của tam độc tham – sân – si, trước khi suy nghĩ của chúng ta bắt đầu nhận ra và đấu tranh với chúng, chúng chỉ là những cảm giác, hoặc một dạng năng lượng. Về bản chất chúng không hề xấu hay tốt. Đây là điều quan trọng mà ta cần phải nhớ rõ. Chẳng hạn, cảm giác sân hận không phải là khía cạnh tiêu cực nhất, chính sự chối bỏ cảm giác đó cùng với những hành động, phản ứng của chúng ta sau đó mới làm nên điều tiêu cực. Thủ phạm không phải là năng lượng cơ bản mà là năng lượng phụ, điều mà Cư sĩ Sharon Salzberg (một giáo sư dạy về Thiền định trong Phật giáo) gọi là “các khía cạnh bổ sung”.

Khi năng lượng phiền não phát sinh, chúng ta có xu hướng hành xử theo một số cách. Một là thể hiện bằng hành động, hoặc dùng chính lời nói của mình. Cách thứ hai là kìm nén, làm tê liệt cảm xúc đó; bao gồm việc làm xao nhãng sự chú ý của chúng ta sang việc khác, như bật Netflix lên xem chẳng hạn. Phản ứng phổ biến thứ ba là tâm trí chúng ta có xu hướng đổ lỗi.

Tất cả những phản ứng này xuất hiện đều bởi vì chúng ta không thể chịu đựng được sự quấy rầy mà năng lượng phiền não mang đến. Chúng ta bị năng lượng này làm xao nhãn, và chúng ta cố gắng thoát khỏi sự khó chịu đó bằng việc loại bỏ những thứ gây ra nó. Cách phản ứng này tương tự như cách bạo chúa giết người đưa tin mang tin xấu về thay vì lắng nghe tin tức liên quan đến tình báo. Việc chúng ta chìm đắm vào bất kỳ phản ứng nào trong số này sẽ chỉ củng cố những thói quen gây đau khổ và kéo dài nỗi khổ đau đó đến vô tận. Dù vậy nhưng vì lý do nào đó, đây thật sự là một bài học khó để tiếp thu.

Đó là những thói quen phản ứng mà ai cũng có. Ta không cần phải đổ lỗi cho bản thân hoặc bất kỳ ai về phiền não mà mình gặp phải. Thay vì đổ lỗi hoặc cảm thấy tuyệt vọng, chúng ta có thể áp dụng các phương pháp đã được kiểm nghiệm qua thời gian để điều hòa cảm xúc của mình một cách tích cực. Giống như vô vàn bí ẩn trong vũ trụ, phiền não và những phản ứng của chúng ta đối với chúng là vô thường và không thực có. Đây là điều giúp chúng ta có thể thay đổi thói quen của mình.

Nhìn chung, việc thiếu nhận thức chính là thứ mang lại quyền lực cho cảm xúc của chúng ta. Nhận thức là chiếc chìa khóa kỳ diệu mở ra đường lối giải quyết vấn đề này. Khi ta nhận thức rõ điều gì đang xảy đến với bản thân, những cảm xúc tiêu cực sẽ không còn cơ hội khiến ta đau khổ.

Bước đầu tiên trong mọi phương cách làm việc với cảm xúc chỉ đơn giản là nhận thức rõ điều gì đang xảy ra. Một trong những đặc điểm của phiền não là chúng không dễ bị phát hiện. Chúng ta không thể nhận ra khi nó chỉ là một viên than hồng; chỉ khi ngửi thấy mùi khét, hoặc cảm nhận được sức nóng của ngọn lửa phiền não bùng lên, mới phát giác, thì lúc đó đã quá muộn. Chúng ta bị đánh gục bởi chính lời nói và hành động của mình, như bị đắm chìm trong “men say”.

Đây là một ví dụ phổ biến về vòng đời của phiền não. Bạn thoáng thấy bóng người mà trước đó đã có vấn đề với bạn. Đột nhiên bạn cảm thấy vai mình căng nhẹ hoặc có một lực kéo thoáng qua ở ngực (cảm giác hồi hộp). Đây chính là giai đoạn than hồng.

Tiếp theo, trong đầu bạn nổi lên những suy nghĩ phán xét hoặc bực tức về người đó. Giai đoạn này giống như khi các khúc gỗ trong bếp củi bốc cháy. Có nhiều nhiệt lượng hơn so với ở giai đoạn than hồng, nhưng ít nhất vẫn có thể dung chứa nó được. Và ở cấp độ này vẫn chưa được chú ý tới mấy. Nhưng nếu bạn tiếp tục leo thang những tình tiết trong câu chuyện của mình một cách vô thức, thì chẳng khác nào bạn đang đổ dầu vào lửa.

Cuối cùng, khi căn bếp trí óc của bạn chứa quá nhiều lửa giận, củi mê, ngọn lửa của tam độc bùng lên mạnh mẽ và nó có thể thiêu rụi “ngôi nhà” của bạn. Lúc đó, bạn và người khác mới nhận ra nhưng sẽ quá muộn để ngăn chặn những tổn thất, đau thương không thể tránh khỏi. Giống như việc “ly nước đã đổ, làm sao hốt lại cho đầy”.

Tại mọi thời điểm, chúng ta có hai lựa chọn thay thế cơ bản, một là tiếp tục phát triển phiền não, hai là giảm bớt sự khốn khổ của mình. Chúng ta có thể giữ vững những thói quen không có ích hoặc “thông gió” cho chúng, bằng cách trở nên ý thức hơn về những gì đang diễn ra. Chúng ta có thể dập tắt ngọn lửa ở giai đoạn than hồng, hoặc giai đoạn bếp củi, để cứu lấy chính mình và những người khác đang ngập chìm trong bể khổ đau.

Thực hành thiền định thường xuyên giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về những gì đang xảy ra trong tâm trí mình, dòng chảy ngầm của tâm trí có xu hướng không được chú ý vì chúng ta bị cuốn vào các hoạt động và những tương tác hàng ngày. Với thiền định, chúng ta sẽ dần dần nắm bắt được một số suy nghĩ giống như than hồng và những cảm xúc vi tế, không dễ phát hiện, có cơ hội phát triển trước khi chúng ta kịp nhận ra chúng.

(còn tiếp…)

Nguyên Minh (theo Lion’s Roar)

Mây Thong Dong trân trọng được hợp tác trong lĩnh vực truyền thông với quý công ty, đơn vị, cá nhân; làm sách, in ấn, quảng cáo… Liên hệ: truyenthong@maythongdong.vn

Thương hiệu trà Việt nổi tiếng (https://songhytra.com/)
Bảo Trầm (baotram.vn) – thương hiệu nhang sạch cho mọi nhà

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Subscribe To Our Newsletter

Subscribe to our email newsletter today to receive updates on the latest news, tutorials and special offers!