Welcome to Letterz
Get the Book
for FREE!

Chúc mừng báo Giác Ngộ tròn 47 năm ra số báo đầu tiên: Trở về mái nhà xưa

(MTD) Tôi gọi báo Giác Ngộ là nhà, theo đúng nghĩa của sự ấm áp yêu thương mà mình cảm nhận được trong suốt 14 năm gắn bó tại đây, từ một phóng viên trẻ đến khi phụ trách một mảng trong tòa soạn – là Giác Ngộ online.

Những vị lãnh đạo báo cũng là lãnh đạo tinh thần. Dưới bóng mát các ngài, mọi khó khăn đều là… lẽ đương nhiên, mình quán chiếu nhân duyên và vượt qua. Nhưng dù khó khăn hay thuận lợi đều trân quý, tỉnh thức, làm báo cũng là tu.

Tờ báo được Hòa thượng Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Cố vấn Ban Biên tập nhận định là “ngôi chùa trong làng báo Việt Nam” cứ vậy mà tồn tại, phát triển hiền hòa suốt 47 năm qua – chuyển tải ý đạo và nhìn về cuộc đời bằng lăng kính Phật giáo, nhẹ nhàng, trung dung, sắc sảo.

Đóng góp của báo Giác Ngộ vì vậy không phải là cuộc chiến gay gắt của chữ nghĩa. Ngược lại, ở chỗ chuyển hóa tâm bất thiện và khai mở cái thấy sáng tỏ trong mỗi người hữu duyên đọc báo.

Mỗi người sẽ chọn cho mình lối sống phù hợp, mỗi tờ báo cũng có tôn chỉ riêng để hoạt động. Với Giác Ngộ, bạn sẽ thấy đây như một “ngôi chùa” để bình an ngồi xuống, nghỉ ngơi một chút giữa bộn bề bên ngoài, xôn xao bên trong, rồi đứng lên đi tiếp, hoặc điều chỉnh để đi cho đúng đường, về phía an vui.

Trong tinh thần của một tờ báo hiền, tải đạo vào đời, Giác Ngộ trải qua các giai đoạn lãnh đạo và phát triển đa phương tiện, chuyển tải sinh động đời sống, hoạt động Phật giáo đến đối tượng bạn đọc chính yếu của mình là Tăng Ni, Phật tử, người yêu mến, tìm hiểu đạo Phật.

Phóng viên, CTV báo chụp hình lưu niệm tại lễ kỷ niệm – họp mặt nhân 47 năm ngày Giác Ngộ ra số đầu tiên

Buổi họp mặt kỷ niệm 47 năm ngày ra số đầu tiên hôm 28-12 được thầy Thích Tâm Hải, Tổng biên tập gọi là đoàn tụ những “người nhà”, vì thế cũng nhận được nhiều lời chúc lành cùng những góp ý chân tình, thẳng thắn của những “người nhà”, là các vị có gắn bó thâm tình với báo.

Trở về nhà sau 2 năm không còn là thành viên của Giác Ngộ nhưng tôi không hề thấy bất cứ thứ gì xa lạ, như thể mình mới nghỉ cuối tuần và nay là thứ Hai, vào tòa soạn làm việc. Tất cả những người thầy người cô, đồng nghiệp ở báo vẫn thân thương và đầy đạo vị, tay bắt mặt mừng sẻ chia, tâm tình…

Kính chúc báo luôn phát triển và Thượng tọa Tân Tổng Biên tập sẽ tiếp tục phát huy tinh thần báo hiền của Giác Ngộ, dù có bất kỳ cải tiến nội dung hay hình thức hiện đại nào…

Tặng quà mừng tới báo Giác Ngộ – bức thư pháp “Ngôi chùa trong làng báo Việt Nam” do Ths Nguyễn Hiếu Tín, thư pháp gia chữ Việt thủ bút. Ảnh: GNO
Quang cảnh buổi họp mặt ngày 28-12-2022. Ảnh: GNO
Trụ sở Tòa soạn Báo Giác Ngộ tại 85 Nguyễn Đình Chiểu, P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM. Ảnh: GNO
Bản tin truyền hình báo Giác Ngộ về lễ kỷ niệm 47 năm Giác Ngộ ra số đầu tiên

Báo Giác Ngộ ban đầu có tên là Hòa Hợp, được thành lập từ cuối năm 1975, nhưng đến ngày 1-1-1976 mới ra số đầu tiên, thuộc Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước, do cư sĩ Võ Đình Cường làm Tổng Biên tập đầu tiên.

Từ năm 1989, Hòa thượng Thích Trí Quảng tiếp quản, làm Tổng Biên tập. Kể từ đây, báo Giác Ngộ là cơ quan ngôn luận của Thành hội Phật giáo TP.HCM. Thượng tọa Thích Tâm Hải được chuyển giao quản lý, điều hành báo Giác Ngộ trong vai trò Tổng Biên tập từ ngày 14-11-2022.

Hiện, Giác Ngộ là một trong những tờ báo được giữ lại sau quy hoạch báo chí của Chính phủ, với các ấn phẩm: nguyệt san, tuần báo, Giác Ngộ online, Giác Ngộ TV.

Lưu Đình Long

Mây Thong Dong trân trọng được hợp tác trong lĩnh vực truyền thông với quý công ty, đơn vị, cá nhân; làm sách, in ấn, quảng cáo… Liên hệ: truyenthong@maythongdong.vn

Thương hiệu trà Việt nổi tiếng (https://songhytra.com/)
Bảo Trầm (baotram.vn) – thương hiệu nhang sạch cho mọi nhà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Subscribe To Our Newsletter

Subscribe to our email newsletter today to receive updates on the latest news, tutorials and special offers!