Welcome to Letterz
Get the Book
for FREE!

Ngăn “virus tin giả”

Tin giả, tin đồn trên mạng xã hội đã gây hoang mang, ảnh hưởng tâm lý mọi người, thi thoảng lại rộ lên. Những ngày qua, những tin đồn, tin chưa kiểm chứng nhân lúc TP HCM có nhiều ca nhiễm Covid-19 cũng đã được lan đi với tốc độ chóng mặt. Mọi người vì “chia sẻ thông tin” để “bảo vệ nhau” đã làm cho tinh thần người thân thương của mình thêm bất ổn.

Chẳng hạn như tin về việc TP HCM sẽ thực hiện đóng cửa toàn thành phố (lock down) dẫn đến khan hiếm thực phẩm, từ đó, kêu gọi người dân tụ tập mua sắm, tích trữ hàng hóa. Thông tin cho rằng lãnh đạo thành phố bị nhiễm Covid-19, cùng những thông tin chết chóc khác… trở thành đề tài xôn xao.

Đa số người dân xem tin tức này và vội tin ngay nên càng trở nên hoang mang, hành động theo sự dẫn dắt của nguồn tin, cũng như theo số đông bên ngoài. Trong khi thành phố và chính quyền đang nỗ lực để chống dịch, yêu cầu người dân giãn cách theo chỉ thị 16, cam kết không thiếu lương thực thực phẩm, chỉ cần người dân ở yên đã là chống dịch, thì vì những tin sai sự thật mọi người lại đi trữ hàng hóa, ùn ùn đến các địa chỉ mua sắm, tạo nên sự tập trung đông. Nguy cơ lây lan dịch bệnh từ chính sự tập trung đông như vậy nhưng người dân lại không để ý, xem nhẹ chỉ vì quá lo.

Tin giả, tin đồn sai sự thật là một tội ác vì nó có thể gây ra những hậu quả khó lường, làm đảo lộn đời sống người dân, gây sợ hãi, lo lắng trong cộng đồng. Đó cũng là một loại virus cần phải nhanh chóng “khoanh vùng, truy vết” và dập dịch bằng sự nghiêm minh của luật pháp. Làm được điều này cũng là góp tay cho chống dịch thành công.

Thêm nữa, mỗi người dân cần phải hình thành bộ lọc thông tin cho chính mình khi tiếp nhận những thông tin như vậy trên mạng xã hội, đừng để nó dẫn dắt hành động mình. Từ đó, không vội like, share các nội dung thông tin không được phát đi chính thống từ cơ quan nhà nước, báo chí…

Được biết, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP HCM cũng đã nắm bắt tình hình và phát thông báo: “Đề nghị người dân bình tĩnh, không nghe theo, không lan truyền các thông tin không chính xác. Người dân thành phố nên cập nhật thông tin từ báo chí (Báo Sài Gòn Giải Phóng, Đài Truyền hình Thành phố, Đài Tiếng nói Nhân dân thành phố…)”.

Thiết nghĩ, báo đài cũng nên thường xuyên cập nhật tin tốt để cân bằng nỗi lo dịch bệnh của người dân; có các chương trình, nội dung hướng dẫn người dân nhận diện tin giả, chuyển hóa những năng lượng tiêu cực do bị hạn chế di chuyển trong mùa dịch… Để lãnh đạo TP xuất hiện trên truyền hình có phát ngôn chính thức giúp người dân yên tâm, cùng chống dịch.

Cuộc chiến với Covid-19 còn dài và gian nan trong thời gian tới, mỗi người cần chuẩn bị tâm thế vững vàng, đừng để những thông tin bất lợi, giả mạo, xuyên tạc… gây hại cho mình, kéo lùi nỗ lực chung của các cấp các ngành, nhất là những cán bộ, chiến sĩ, y bác sĩ, tình nguyện viên nơi tuyến đầu. Thay vì nghe ngóng tin giả, chạy theo tin đồn trên mạng, mỗi người có thể tập trung chăm sóc sức khỏe tại nhà, đọc sách cùng con cháu. Nếu có thể xắn tay đóng góp từ tài lực, vật lực đến sức lực thì nên cố gắng để làm.

Tin rằng, với những nỗ lực ấy, không chỉ SARS-CoV-2 dừng bước mà “virus tin giả” cũng không còn đường sống.

Lưu Đình Long
(Người Lao Động)

Facebook
Pinterest
Twitter
Email

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Subscribe To Our Newsletter

Subscribe to our email newsletter today to receive updates on the latest news, tutorials and special offers!