Welcome to Letterz
Get the Book
for FREE!

Những dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều đường

(MTD) Nếu có gần một nửa các dấu hiệu sau đây, bạn hãy cẩn trọng rà soát lại chế độ ăn của mình, vì có thể bạn đang nạp quá nhiều đường.

Có một sai lầm khi cho rằng chỉ bệnh nhân tiểu đường mới có lượng đường trong máu cao, nhưng trên thực tế, bất cứ ai cũng có thể vướn phải căn bệnh tiểu đường hay béo phì vì vô tình nạp quá nhiều đường vào cơ thể mỗi ngày.

Đói triền miên

Lượng đường trong máu cao ngăn cản glucose xâm nhập vào tế bào. Kết quả là cơ thể không nhận được năng lượng và thèm ăn liên tục.

Tăng cân

Tiêu thụ nhiều calo từ đường mà không có protein hay chất xơ bổ sung thì đường sẽ khiến bạn tăng cảm giác đói, dẫn đến việc thèm ăn vặt và uống các thức uống có đường. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc tăng cân. Nếu cơ thể thường xuyên đói và có dấu hiệu tăng cân thì có thể do bạn đang ăn quá nhiều đường.

Thèm đồ ăn ngọt

Nếu bạn đang thèm đồ ngọt và có cảm giác bị nghiện đồ ngọt là dấu hiệu của việc ăn quá nhiều đường. Bởi đường tạo cảm giác dễ chịu cho não gây ra sự gia tăng “hormone hạnh phúc”. Để khắc phục điều này, trong các bữa ăn nhỏ và đồ ăn nhẹ nên ăn hoa quả có vị ngọt thay vì các bánh kẹo và nước uống có đường.

Thường xuyên mệt mỏi

Ở mức đường huyết cao, cơ thể không thể lưu trữ và hấp thụ glucose đúng cách. Năng lượng được sử dụng không hiệu quả và các tế bào cơ thể không nhận được nhiên liệu cần thiết. Tất cả điều này dẫn đến thực tế là thường cảm thấy mệt mỏi mà không có lý do.

Đi tiểu thường xuyên

Nếu lượng đường trong máu quá cao, thận không thể tái hấp thu chất lỏng. Vì vậy, cơ thể cố gắng cân bằng nồng độ glucose trong máu và trong tế bào, hòa tan máu với dịch nội bào, do đó đưa nồng độ glucose về bình thường. Điều này dẫn đến đi tiểu thường xuyên.

Da khô

Tình trạng đi tiểu nhiều như đã nói ở trên khiến cho cơ thể trong thời gian ngắn bị mất đi lượng nước đáng kể. Các vấn đề về da có thể là dấu hiệu của chứng xơ vữa động mạch, gây cứng và thu hẹp các động mạch, giảm lưu thông máu, tình trạng thường xuất hiện ở bệnh nhân tiểu đường. Các dây thần kinh bị tổn thương có thể làm gián đoạn hoạt động bình thường của các tuyến mồ hôi, ảnh hưởng đến sự cân bằng nước ở da.

Dễ bị các bệnh truyền nhiễm

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs) và nhiễm trùng nấm men có thể xảy ra ở cả nam giới và phụ nữ. Tuy nhiên, chúng thường được tìm thấy nhiều hơn ở những phụ nữ có lượng đường cao và mắc bệnh tiểu đường. Một lượng lớn đường tạo môi trường thuận lợi cho sự sinh sản của nấm men và vi khuẩn.

Khó tập trung

Lượng đường cao ngăn cản glucose đi vào tế bào não, do đó não gặp khó khăn trong việc thu nhận năng lượng. Điều này ảnh hưởng xấu đến tốc độ suy nghĩ và ra quyết định.

Giảm thị lực

Giảm thị lực cũng là kết quả của hiệu ứng mất nước do lượng đường trong máu cao – nó cũng ảnh hưởng đến các tế bào của mắt. Kết quả là chúng bị biến dạng và mắt mất khả năng tập trung.

Khô miệng hay khát nước liên tục

Khô miệng và khát nước là phản ứng của tình trạng mất nước nghiêm trọng. Vùng dưới đồi, nơi đánh giá mức độ mất nước và gây khát, sẽ gửi một tín hiệu tương ứng đến não. Đây là một trong những dấu hiệu đường trong máu cao.

Vết thương lâu lành

Điều này xảy ra khi lượng đường trong máu cao, chất lượng tuần hoàn máu, đặc biệt là ở các chi, trở nên kém đi, khiến các mô không đủ dinh dưỡng để nhanh chóng làm lành vết thương.

Cao huyết áp

Bệnh cao huyết áp do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó ăn quá nhiều đường là nguyên nhân phổ biến nhất. Ăn quá nhiều đường sẽ làm các mạch máu bị xơ cứng. Khi mạch máu của bạn cứng lại, huyết áp của bạn sẽ tăng lên.

Nhiều mụn và xuất hiện nếp nhăn

Nếu bạn đang điều trị mụn trứng cá, thì nên cân nhắc lượng đường nạp vào cơ thể. Bởi đường có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của mụn trứng cá. Đồng thời việc xuất hiện nhiều nếp nhăn cũng là một dấu hiệu báo động cơ thể tiêu thụ quá nhiều đường. Do lượng đường dư thừa được nạp vào cơ thể sẽ làm tăng quá trình lão hóa da.

Đau mỏi các khớp

Tiêu thụ quá nhiều đường có thể dẫn đến viêm toàn thân, từ đó gây ra đau khớp do máu lưu thông kém và bị tắc nghẽn. Vì vậy, cải thiện chế độ ăn uống bằng cách cắt giảm đồ ngọt sẽ cải thiện được tình trạng này.

Giảm nhu cầu sinh lý

Khó khăn trong việc duy trì sự cương cứng cũng có thể xảy ra ở những người đường huyết cao. Sự cương dương đòi hỏi các dây thần kinh khỏe mạnh, lưu lượng máu tốt và sự cân bằng hormone. Lượng đường dư thừa trong máu có thể ảnh hưởng xấu đến hệ thống này.

Gặp phải các vấn đề tiêu hóa

Ăn quá nhiều đường sẽ như chất kích thích đối với đường ruột. Nó gây ra rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đau bụng. Ngoài ra, đối với những người mắc các bệnh như viêm loét đại tràng hoặc những người đã phẫu thuật dạ dày, đường cũng có thể làm trầm trọng thêm các bệnh này.

Trí Dũng tổng hợp

Mây Thong Dong trân trọng được hợp tác trong lĩnh vực truyền thông với quý công ty, đơn vị, cá nhân; làm sách, in ấn, quảng cáo… Liên hệ: truyenthong@maythongdong.vn

Thương hiệu trà Việt nổi tiếng (https://songhytra.com/)
Bảo Trầm (baotram.vn) – thương hiệu nhang sạch cho mọi nhà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Subscribe To Our Newsletter

Subscribe to our email newsletter today to receive updates on the latest news, tutorials and special offers!