Welcome to Letterz
Get the Book
for FREE!

Than đốt từ bã ôliu, tại sao không?

(MTD) Người dân Syria đã tận dụng bã của trái ôliu trong quá trình sản xuất dầu ôliu để tạo ra than – nhiên liệu đốt thân thiện với môi trường, thay thế cho dầu diesel.

Trước tình hình giá dầu diesel tăng chóng mặt trên khắp đất nước, đặc biệt là trong những năm gần đây do hậu quả của cuộc chiến tàn khốc kéo dài hàng thập kỷ của đất nước, người dân địa phương đã nghĩ ra một cách hợp lý và thân thiện với môi trường hơn để tạo ra nhiên liệu đốt cho sinh hoạt ở Syria. Nhiên liệu này được gọi là than “birin”.

Quá trình phơi “birin”

Sau quá trình sản xuất dầu ôliu, một lượng lớn bã không được sử dụng và thải ra ngoài. Người dân đã tận dụng lại, ép chúng bằng máy chuyên dụng và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời trong 15 ngày.

Bã ôliu sau đó được sấy khô và chuyển thành các khối, viên hình trụ, dùng làm than đốt sưởi ấm các ngôi nhà trong mùa đông. Than “birin” hiện được ứng dụng rộng rãi tại thị trấn Armanaz, phía tây bắc tỉnh Idlib (Syria).

Quy trình tạo ra nguồn nhiên liệu này không chỉ thân thiện với môi trường mà còn giúp người Syria tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể khi than “birin” được sản xuất hoàn toàn miễn phí, vì số lượng bã ôliu không sử dụng tại các nhà máy hiện nay là rất lớn.

Abu Saeed, giám sát viên tại một nhà máy cho biết: “Dầu diesel hiện nay quá đắt để mọi người mua, vì vậy sản xuất và sử dụng than ‘birin’ giải pháp thay thế tối ưu”.

Các khối nhiên liệu từ bã ôliu sau khi ép xong

Syria được cho là nơi khởi nguồn của cây ôliu, nó đã được trồng từ cách đây hàng ngàn năm và trở thành một nguồn thực phẩm quan trọng của Syria. Những cánh rừng ôliu tại đây vô cùng dày và phong phú, với những cây cổ thụ có tuổi đời lên đến hơn 1.000 năm và vẫn đang tiếp tục kết trái.

Những cây ôliu này đã phát triển từ Syria, Palestine, Iran sang nước Hy Lạp và một phần còn lại của lưu vực Địa Trung Hải từ cách đây 6.000 năm. Trong nhiều trăm năm qua, ôliu tiếp tục được trồng rộng rãi tại Bắc và Nam Mỹ, Nhật Bản, New Zealand và Úc.

Trước đó, bã mía cũng đã được nhóm các nhà khoa học người Mỹ tận dụng, chế tạo thành công nhiên liệu sinh học, thay thế diesel động cơ và dầu bôi trơn trên máy bay. Trong đó sử dụng chất xúc tác MgO và Nb2O5 để chuyển hóa bã mía thành dầu diesel, giúp cắt giảm đáng kể lượng khí thải nhà kính.

Bã cây mía (Nguồn ảnh: Ruf Briquetting Systems)

Du Mục

(theo euronews.com)

Bảo Trầm – thương hiệu nhang sạch cho mọi nhà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Subscribe To Our Newsletter

Subscribe to our email newsletter today to receive updates on the latest news, tutorials and special offers!