Welcome to Letterz
Get the Book
for FREE!

Thư pháp Việt – âm hưởng cội nguồn

(MTD) Ngôn ngữ và chữ viết luôn gắn liền với lịch sử và ghi lại quá trình phát triển đầy sáng tạo của mỗi dân tộc.

Cái đẹp trong chữ viết hay nghệ thuật viết chữ, nghệ thuật thư pháp (calligraphy) từ lâu đã được nhiều nước trên thế giới coi trọng và xem là một loại hình nghệ thuật đặc thù “cao cấp”, hàm chứa nhiều giá trị nhân bản, đạo đức xã hội. Nó thực sự đã vượt khỏi chức năng thông tri của văn tự và đi thẳng vào thế giới tinh thần của con người, là biểu tượng thẩm mỹ của nền văn hóa dân tộc ở một số nước phương Đông.

Nếu thư pháp Trung Hoa được xem là “linh hồn của mỹ thuật” thì ở Nhật Bản, thư pháp được nâng lên thành đạo “Thư đạo” (shodo), đó là sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa thiền đạo và nghệ thuật thể hiện. Đối với các quốc gia Hồi giáo sử dụng chữ A-rập, họ xem thư pháp là “nghệ thuật thị giác hàng đầu”,  còn thư pháp Tây Tạng được xem như là “linh tự phương Đông”,…

Ở nước ta, ngay từ xa xưa, thời chữ Hán, chữ Nôm là chữ chính thống thì truyền thống yêu quý, kính trọng chữ đã đạt đến tột đỉnh. Chữ được coi là một trong những chuẩn mực của nhân cách con người. Viết chữ đẹp còn là niềm khát khao và ngưỡng vọng của mọi người trên đất nước. Như thế chữ không chỉ đơn thuần là ký tự mà chữ còn là sự biểu hiện cô đọng tư chất, nhân cách và năng lực thẩm mỹ của con người. Truyền thống tốt đẹp này vẫn luôn được kế thừa và phát triển cho đến ngày nay mặc dù lịch sử chữ viết của dân tộc đã trải qua nhiều lần biến đổi. 

Sự ra đời và chiếm ưu thế của chữ Quốc Ngữ từ cuối thế kỷ XIX, đã được phổ biến nhanh chóng và nghệ thuật chữ viết ở nước ta lại có một sự chuyển biến lớn lao – thư pháp chữ Việt. Tuy chưa đạt đến đỉnh cao nghệ thuật, nhưng thư pháp Việt đã mang âm hưởng cội nguồn nhằm truyền tải những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Trên bình diện rộng, thư pháp là môn nghệ thuật đi tìm cái đẹp, cái hồn nơi con chữ. Xét như thế, mỗi dân tộc trên thế giới có chữ viết đều có thể tạo ra thư pháp cho riêng mình. Tuy vậy, sự phát triển của thư pháp cũng như quan niệm về giá trị thẩm mỹ của mỗi nước tùy thuộc vào trí tuệ, đời sống tinh thần và văn hóa xã hội ở nước đó. Và vì thế, nghệ thuật thư pháp ở mỗi quốc gia sẽ tạo nên những nét đặc trưng riêng trên nền tảng bản sắc của họ.

ThS Nguyễn Hiếu Tín được biết đến là người có đóng góp cho thư pháp Việt. Ông đã tự nghiên cứu ra phương pháp dạy thư pháp bài bản và đề xuất mở “Phố ông đồ” ở TP.HCM mỗi dịp Tết Nguyên đán

Hiện nay, thế giới đang có xu hướng khai thác những giá trị văn hóa truyền thống phương Đông và đang trong quá trình hội nhập, giao lưu văn hóa. Trong chiều hướng đó, nghệ thuật thư pháp chữ Việt sẽ dễ hòa nhập hơn bởi khả năng tích hợp Đông – Tây của mình. Và trong tương lai sẽ tươi sáng hơn, đóng góp vào nền nghệ thuật dân tộc một mảng nghệ thuật không kém phần độc đáo.

Hy vọng, việc chơi thư pháp, thưởng lãm thư pháp chữ Việt hiện nay không chỉ dừng lại ở tính phong trào mà là sự hiện diện có ý nghĩa của một thú chơi tao nhã, phát huy được cái đẹp, cái hồn của mỗi chữ Việt trong lòng người dân nước Việt.

ThS Nguyễn Hiếu Tín
Trưởng bộ môn Việt Nam học (chuyên ngành Du lịch)
 – Trường Đại học Tôn Đức Thắng

maythongdong.vn
Bảo Trầm – thương hiệu nhang sạch cho mọi nhà
Facebook
Pinterest
Twitter
Email

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Subscribe To Our Newsletter

Subscribe to our email newsletter today to receive updates on the latest news, tutorials and special offers!