Welcome to Letterz
Get the Book
for FREE!

Trầm hương trong lịch sử thế giới

(MTD) “Gỗ Thần” đã tồn tại được ít nhất 3.000 năm lịch sử ở Châu Âu, Trung Đông, Ấn Độ, Nhật Bản và Trung Quốc. Người xưa quan niệm rằng, chỉ có vua chúa và giới quý tộc mới có thể nhận được lợi ích từ năng lực kỳ diệu của “Gỗ Thần”, mà ngày nay gọi là “trầm hương”…

Mặt tối của ngành công nghiệp sản xuất gỗ trầm chính là việc phải đốn hạ nguyên thân cây để khai thác được lớp quý giá bên trong lõi gỗ. Trầm hương thường rất hiếm xuất hiện trong tự nhiên, với xác suất 10 cây bị đốn hạ thì chỉ có thể tìm được một cây có trầm. Do vậy, việc khai thác trầm hương tự nhiên trở nên không bền vững, thậm chí đi đến tình trạng gần như tuyệt chủng trầm hương tự nhiên, đặc biệt tại các khu vực Đông Nam Á.

Trầm Hương và sự phát triển văn hóa thế giới

Từ xa xưa, trầm hương đã được xem như một phương tiện quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển văn hóa. Do nhu cầu trầm hương chất lượng cao ngày càng tăng, các thương gia đã bỏ ra rất nhiều công sức để tìm kiếm nhằm xây dựng và phát triển các tuyến giao thương trầm hương liên lãnh thổ (như “Con đường Tơ Lụa”). Các nhà thám hiểm đã bắt đầu khám phá các lục địa, vùng đất mới thông qua “Con đường Trầm hương” nhằm thúc đẩy thương mại, ngoại giao, công nghệ và trao đổi văn hóa giữa phương Đông và phương Tây.

Ngoài ra, ở thời điểm đó, trầm hương còn được sử dụng để tinh chế ra nước hoa, một trong những sản phẩm thịnh hành của giới thượng lưu. Điều này càng kích thích sự phát triển giao thương, tạo cơ hội mở rộng thị trường trầm hương trên thế giới.

Trầm hương và Niềm tin

Đứng đầu trong các loại hương, trầm được đánh giá cao và sử dụng làm lễ vật trong hầu hết các tôn giáo như Phật Giáo, Đạo giáo, Công giáo, Cơ đốc giáo, Hồi giáo…

1. Phật giáo: Theo quan niệm Phật giáo, nhiều ghi chép cho rằng trầm hương có thể xuyên thấu 3 cõi, chính bởi điều này làm trầm hương trở thành một trong những lễ vật quan trọng đối với các nghi thức Phật giáo từ xa xưa. Thỏi trầm hương làm từ bột trầm, được sử dụng trong thiền định, trì tụng kinh và các nghi thức khác. Gỗ trầm còn được sử dụng làm chuỗi hạt. Trong các buổi lễ trì tụng kinh pháp, Phật tử thường lần chuỗi hạt trên tay, các chuỗi hạt trầm hương được làm ấm bởi nhiệt độ cơ thể, tỏa ra mùi thơm tạo sự minh mẫn và an trí.

2. Đạo giáo: Trong các nghi thức của Đạo giáo, người ta tin rằng, gỗ trầm được đốt, tỏa hương thơm đặc trưng, có công dụng xua trừ tà khí, giúp định thần. “Khói” là hình ảnh của “khí” – năng lượng của trời đất đang được dung hòa. Để thực hành các bài tập dưỡng sinh của Đạo Gia, người ta thường dùng trầm hương để giúp thức tỉnh và giác ngộ. Do đó, trầm thường được dùng trong thiền định hay các buổi cúng lễ trừ tà khí.

3. Công giáo và Kito Giáo: Sau khi chúa Jesus bị đóng đinh, cơ thể của Ngài được bao phủ bởi nhựa thơm (được chiết xuất từ cây Một Dược) và trầm hương. Từ đó, trong đám cưới truyền thống của Công giáo và Kito giáo, các cô dâu và chú rể thường trồng một cây Trầm cho ngày trọng đại của mình. Trầm hương đặc biệt có giá trị quan trọng đối với Công Giáo và Tin Lành. Có thể thấy, trầm hương xuất hiện trong các nghi lễ Thoa Dầu ở nhà thờ Công Giáo La Mã, Chính thống giáo Đông phương và một số nhà thờ Tin lành, chưa kể đến vai trò cầu phúc, cầu an, đám tang… Dầu thánh được làm từ dầu ô liu, gỗ trầm hương, mộc dược và xạ hương.

4. Đạo Hồi: Đối với người Hồi giáo và các tín đồ Hồi giáo, gỗ trầm là nguyên liệu chính, được ưu tiên sử dụng trong các buổi lễ tưởng niệm và cầu nguyện, mang tính linh thiêng.

Gỗ trầm và văn hóa Trung Quốc

Trong hàng ngàn năm, loại hương tuyệt phẩm từ gỗ trầm đã truyền cảm hứng cho người Trung Quốc về sự bình yên và hòa hợp. Người Trung Quốc bắt đầu sử dụng trầm hương khoảng đầu năm 770 TCN, nhưng mãi đến năm 206 TCN, các hoàng đế và hoàng tộc của nhà Hán mới tôn vinh địa vị cao quý của trầm hương và biến nó thành một vật phẩm gây ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống văn hóa – dân tộc.

Suốt từ 220 đến 589 SCN, người Trung Quốc sử dụng trầm hương để “hấp” quần áo, như một cách làm thơm trang phục. Nó cũng được sử dụng rộng rãi trong giới trí thức. Đặc biệt, ở triều đại nhà Đường, trầm hương được giới trí thức tận dụng nhiều hơn, như một hương liệu của sự cao quý – từ quần áo, giường ngủ, cho đến nơi làm việc… Trầm hương ở khắp mọi nơi và được đánh giá cao nhất, hơn cả các loại hương từ gỗ đàn hương, long diên hương và xạ hương.

Sau đời nhà Đường và nhà Tống, việc thưởng thức trầm trở thành một trào lưu đặc biệt của giới trí thức và quý tộc. Cùng với trà, hội họa và cắm hoa, trầm hương được xếp vào hàng “Tứ nghệ của học giả Trung Quốc” và được ghi nhận tiêu biểu trong ba ấn phẩm quan trọng nhất về hương, gồm: Xiang Sheng (Lịch sử về hương), Xiang Pu (Tư liệu của Trung Quốc về hương) và Chen Shi Xiang Pu (Tài liệu về hương Trung Quốc của Chen). Sau đó, văn hóa thắp hương trầm được một nhà sư tên là Kanjin mang đến Nhật Bản và được phát triển thành Kodo (香道 – “Way of Fragrance“) nổi tiếng.

Hình ảnh của hương trong văn hóa gia đình trí thức

Hương được sử dụng rộng rãi trong hoàng tộc, kể cả thường dân, trong các dịp đặc biệt như nhận ấn chỉ của vua. Giới trí thức thường mang gỗ trầm theo bên mình, hay lưu giữ như một vật tượng trưng cho sự may mắn. Các chuỗi tràng hạt trên áo của quan lại triều đình cũng thường được làm từ gỗ trầm chất lượng cao.

Mặt khác, gỗ trầm cũng được sử dụng hữu hiệu trong việc đuổi côn trùng khỏi các bức tranh và bộ sưu tập nghệ thuật thư pháp. Người Trung Quốc xưa miêu tả, gia đình trí thức là một “di sản của hương trí tuệ” và sự ra đời của con cái như một “sự tiếp nối hương thơm đó”.

Nguyên Minh (theo Rural Asset)

Mây Thong Dong trân trọng được hợp tác trong lĩnh vực truyền thông với quý công ty, đơn vị, cá nhân; làm sách, in ấn, quảng cáo… Liên hệ: truyenthong@maythongdong.vn

Bảo Trầm (baotram.vn) – thương hiệu nhang sạch cho mọi nhà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Subscribe To Our Newsletter

Subscribe to our email newsletter today to receive updates on the latest news, tutorials and special offers!