Welcome to Letterz
Get the Book
for FREE!

Từ sự kiện “fill” bắp rang miễn phí đến ý thức tiết kiệm của người trẻ

(MTD) Mới đây, rạp chiếu phim “Lotte Cinema” toàn quốc bùng nổ với sự kiện “Popcorn Beast – Bắp Ngon Thỏa Thích”, khởi động từ ngày 24-10. Chỉ cần mua vé xem phim, bạn sẽ được nhân viên đổ đầy bắp rang miễn phí vào vật chứa bất kỳ mà bạn tự mang theo (trừ túi nilon, túi giấy). Đây là một sự kiện đáng khích lệ, khi một rạp chiếu phim tiên phong trong việc giảm thiểu rác thải môi trường bằng hình thức khuyến mãi, khuyến khích khách hàng tự mang theo vật chứa. Song, dường như không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa thật sự của chiến dịch này.

Dưới đây là một trong số những chia sẻ thú vị và thẳng thắn dưới góc nhìn của một người trẻ qua sự kiện nổi bật này. Cùng Mây tìm hiểu nhé!

Có thể do ảnh hưởng từ cách giáo dục “không phí phạm thức ăn” mà mình thừa hưởng hồi nhỏ, mình không thoải mái lắm với cách các bạn trẻ hưởng ứng sự kiện bắp rang miễn phí của Lotte Cinema (một số trang còn nhầm sang CGV).

Ý nghĩa gốc của sự kiện là bạn mang vật chứa tự trang bị đến và nhận bắp rang miễn phí để khuyến khích không dùng các sản phẩm một lần gây hại môi trường. Nhưng nhờ một phép thần kỳ nào đó, có lẽ là từ cuộc sống no đủ từ bé nên các bạn biến nó thành cái trò vác hộp càng to càng tốt để lấy thật nhiều bắp rang.

Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu bạn ăn hết số bạn lấy được. Nhưng ai cũng biết một xô bắp như thế ít nhất 5 người ăn họa may mới hết, đó là với người thích ăn bắp, còn người dễ bị ngấy thì 3 vốc là chạy làng. Số còn thừa thì làm sao? Đổ thùng rác?

Để sản xuất ra được từng đó tốn bao nhiêu là tài nguyên, xong để làm trò rồi đổ đi? Vậy ý nghĩa bảo vệ môi trường còn đâu nữa? Mình ít đi xem rạp nhưng lần nào cũng thấy các gói bắp bị vứt lại ở tình trạng còn một nửa, thậm chí có lần gặp một xô bắp big size còn 2/3 bị vứt lại trên ghế sau khi hết phim.

Xã hội kinh tế thị trường làm con người nhìn vật theo đơn giá, cái gì rẻ thì mua cả đống rồi bỏ thí cũng được, vì nó rẻ. Từ hộp khăn giấy đến ổ bánh mì. Thậm chí thứ đắt giá như chiếc điện thoại cũng bị nhầm lẫn giá trị.

Để sản xuất ra những thứ rẻ tiền như khăn giấy, ổ bánh mì hay thứ “phải thay thường xuyên theo công nghệ” như chiếc smartphone phải tốn rất nhiều tài nguyên và thải ra nhiều thứ hại môi trường.

Mình rất lo ngại việc thay điện thoại mỗi 1 – 2 năm ngày nay. Nó tạo ra một thị trường có giá trị hàng tỷ đô nhưng bù lại cũng thải ra môi trường hàng chục hàng trăm triệu chiếc điện thoại lẽ ra có tuổi thọ đến 5 – 10 năm. Nhưng nếu bán điện thoại xài từng đó năm thì không quay vòng vốn được, kinh tế không bùng nổ. Phải bán cho nhiều, khuyến khích đổi điện thoại cho thường xuyên vào mới tăng doanh số được.

Hậu quả là số điện thoại ra bãi rác tăng lên tương ứng cho dù nó vẫn được tận dụng bán cho các thị trường thấp hơn dưới dạng dùng rồi. Cuối cùng thì những chiếc điện thoại đó làm sao mà tái chế, làm sao mà được tháo dỡ đúng cách để không gây hại môi trường thì không thấy nhắc đến. Gánh nặng tái chế và chi phí tái chế đó không ai muốn gánh cả. Bán được hàng thì thôi.

Nguyễn Phú Thanh Bình

Mây Thong Dong trân trọng được hợp tác trong lĩnh vực truyền thông với quý công ty, đơn vị, cá nhân; làm sách, in ấn, quảng cáo… Liên hệ: truyenthong@maythongdong.vn

Thương hiệu trà Việt nổi tiếng (https://songhytra.com/)
Bảo Trầm (baotram.vn) – thương hiệu nhang sạch cho mọi nhà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Subscribe To Our Newsletter

Subscribe to our email newsletter today to receive updates on the latest news, tutorials and special offers!