Welcome to Letterz
Get the Book
for FREE!

Xin đừng miệt thị người khác chỉ vì một phần cơm

Một người bình thường chỉ cần có một chút khuyết điểm ngoại hình nào đó dù nhỏ, người ta cũng mặc cảm tự ti. Theo đó, người ta rất nhạy cảm khi nghe mọi người xung quanh họ nhắc đến khuyết điểm đó, mặc dù là “nói phong long” thôi, huống chi là người nghèo, họ lại càng mặc cảm và tự ti hơn nữa.

Họ mang tâm lý sợ sệt, nhưng cũng tự trọng cao. Chắc người người sẽ nghĩ, ủa nghèo mà cũng tự trọng. Đúng! Nghèo càng phải tự trọng, không phải vì nghèo mà phải chịu nhiều lời lẽ đắng cay của cuộc đời. Nghèo tiền nghèo bạc chứ lòng tự trọng họ không nghèo.

Chẳng ai muốn mình sinh ra lại nghèo khổ, người ngợm nhếch nhác, lấy hàng ba làm giường, lấy trời làm chăn, và sống nhờ vào lòng thương của người khác. Nếu họ không cùng đường thì cũng chẳng xoè tay để nhận… Chẳng ai muốn như thế cả!

Nếu bạn có lòng thương thì thương cho trót, nghĩ đơn giản thôi, hà cớ gì phải khắc khe và có “mặc định”: người nghèo là phải rách rưới, dơ dáy, không được sơn móng tay, phải thế này thế nọ mới gọi là nghèo.

Họ nghèo chứ không hèn, tươm tất một chút chẳng phải là đang tôn trọng người đối diện và bản thân họ sao?

Có bao giờ bạn nghĩ, mình làm từ thiện vì điều gì? Chẳng phải bạn cũng đang “nghèo” về tình thương, hạnh phúc, niềm vui để khi cho đi bạn nhận lại được điều đó hay sao? Nếu không phải, thì bạn làm từ thiện vì một mục đích khác?

Thật ra, từ thiện là xuất phát từ tâm. Có thể bạn cho nhưng chưa chắc đã thương. Nhưng khi thương bạn chắc chắn sẽ cho, bằng thái độ và cách cho sẽ khác! Nếu đã không giúp được, không cho được bằng sự tử tế, mình cũng đâu cần làm tổn thương người khác mà phải không?

Thử nghĩ có chắc là vài chục năm sau, nếu không may bạn rơi vào vị trí của họ thì bạn sẽ thế nào? Đời người ngắn lắm, hãy cho khi còn có thể, để mai này muốn cho cũng không có cái mà cho, hay có còn thở không để mà cho trong thời buổi trời kêu ai nấy dạ này!

Sài Gòn bao dung, Sài Gòn tử tế với cách chia sẻ dễ thương. Trong mùa dịch, người Sài Gòn lại càng rộng rãi hơn. Ảnh: BBC

Sài Gòn vốn dĩ dung hoà và bao dung mọi thứ, sao không nhẹ nhàng một chút, đối tốt với nhau một tí, để nhẹ một kiếp người…

Khi cùng cực hết đường thì người ta mới phải xin thôi, rất nhiều người tự trọng, còn có thể cầm cự được đều từ chối nhận phần ăn, “để cho người khác khó hơn” – khi mình đi phát cơm cho họ.

Thực ra, chỉ cần người ta đưa tay thì mình gửi tặng, không phân biệt, không phán xét, không bắt hình dong, bởi phía sau một con người chắc gì bạn đã hiểu hết hoàn cảnh, nỗi khó khổ họ đã trải. Đó là chưa nói, dịch giã này, sao tránh khỏi nhưng “bần cùng hóa” từ những con người bình thường vốn đã yếu thế, chạy ăn từng bữa, từng ngày.

Với người yếu thế – những người đến xin mình phần cơm bé nhỏ – xin đừng làm họ thêm đau bởi lời nói vô ý hay cố tình! Đừng quay clip miệt thị họ, bêu rếu hình ảnh họ lên mạng xã hội chỉ vì vài phần cơm.

Tự nhiên, lòng thấy trân quý và nể phục bao người âm thầm làm từ thiện, họ giúp người vì lòng thương, thương cả cái chưa dễ thương của ai đó trên những nẻo sẻ san giữa đời…

Hồng Nho

  • Những ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền những clip quay cảnh người đàn ông la lối người đến nhận cơm từ thiện vì cho rằng người này có điều kiện, rồi sơn móng tay mà đi xin cơm từ thiện… Bạn nghĩ gì về việc này? Có thể chia sẻ với Mây Thong Dong qua email: maythongdong.coffee@gmail.com, hoặc bình luận dưới bài viết quan điểm của mình. Chúc bạn và gia đình sức khỏe, an lành!

Facebook
Pinterest
Twitter
Email

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Subscribe To Our Newsletter

Subscribe to our email newsletter today to receive updates on the latest news, tutorials and special offers!