Welcome to Letterz
Get the Book
for FREE!

Bài viết tham gia dự án sách “Mùi nhớ”: Cảm xúc xuân

(MTD) Tháng cuối cùng trong năm đã đến, thời tiết se se lạnh, đó là lúc mùi tết bắt đầu. Mưa cũng ngớt, công việc thì tất bật hơn, đôi mắt của những người phụ nữ có gia đình nhìn xa xăm nhiều hơn, nụ cười trên môi họ cũng ít nở hơn thường ngày, họ thường xuyên ngất lên ngất xuống khi nhìn bảng kê công việc phải làm cuối năm cả riêng và chung ngày một nhiều lên.

Vậy nhưng tháng 12 lại là tháng rực rỡ nhất trong năm khi không khí lễ hội bắt đầu tràn ngập mọi nẻo đường, đây là lúc phố phường toàn mùi tết, tấp nập nhất. Và hiển nhiên tháng cuối cùng trong năm cũng là lúc mà phụ nữ thỏa sức chuẩn bị cho mình được quyền lộng lẫy nhất, xinh đẹp nhất, rạng rỡ nhất khi mùa xuân về. Trên mọi nẻo đường, mọi người nô nức chuẩn bị cho một mùa xuân mới.

Mùi tết ấy len lỏi khắp mọi ngõ ngách làm cho lòng người cảm thấy chộn rộn, xốn xang, nhất là lứa tuổi học trò rất thích mỗi dịp xuân về. Tết là không phải đến trường, không phải học bài, lại còn nhận được tiền lì xì. Được ăn ngon, mặc đẹp, được vui chơi thỏa thích…

Những cô nàng đang yêu thì quan tâm đến vẻ ngoài với mái tóc và trang phục hoàn hảo nhất khi mùa xuân về. Nhưng có những cô nàng thì bắt đầu sợ tết từ khi có gia đình riêng. Tết là phải lo toang nhiều thứ, lo từ lúc trước tết cả tháng. Bắt đầu từ chuyện nhà cửa, theo quan niệm của người dân sống tại thành phố thuộc miền trung quê hương tôi. Tết thì nhà cửa phải sáng sủa, khang trang, vậy là công cuộc tân trang nhà cửa được bắt đầu từ trước Tết cả tháng.

Mùi Tết được bắt đầu từ các chợ khi mà lượng người đi chợ tăng gấp đôi ngày bình thường, nhất là gian hàng áo quần, đặc biệt là gian hàng áo quần trẻ em. Kế đến là gian hàng bán đồ tết từ bánh kẹo, hạt dưa, rượu bia, các loại mứt…

Mùi tết của đường phố bắt đầu từ những con phố chính được Ủy ban nhân dân thành phố cho trang hoàng rực rỡ từ đèn chiếu sáng, trang trí đến hoa đủ loại, đủ màu dọc theo các tuyến đường. Bắt đầu từ 15 tháng chạp thì các chợ hoa rộ lên đủ màu sắc. Các nhà thì thi nhau cúng tất niên, trang hoàng nhà cửa.

Ngày 30 tết là ngày cúng ông bà tổ tiên, con cái sum họp về với cha mẹ, con cái ở xa thì về quê ăn tết. Nhà nào cũng đều có mâm cỗ cúng đón ông bà vào chiều Ba mươi Tết, để ông bà cùng ăn Tết với con cháu cho vui. Bởi theo cái lẽ thường của người miền trung, mùa Xuân còn là mùa đoàn tụ, mùa xum họp. Con cháu dẫu đã có gia đình, đã lập nghiệp, đã sinh con thì vẫn trở về lại nhà cha mẹ ngày cuối năm để tụ họp, để sẻ chia những vui buồn sau 365 ngày cuộn trôi theo vòng quay của đất trời.

Tục lì xì ngày Tết vẫn còn lưu giữ đến ngày nay. Sáng mùng một Tết, cả nhà tụ họp đông đủ, ba mẹ thắp nén nhang cho Ông Bà ấm lòng, rồi quây quần chúc Tết. Con cái làm ăn phương xa về chúc ba mẹ trường thọ với phong bao đỏ. Ngược lại, dù con đã lớn khôn, đã lập gia đình, ba mẹ vẫn chuẩn bị phong bao lì xì cho con lấy lộc đầu năm.

Sau đó là phong tục đi tảo mộ, mùi nhang thoang thoảng khắp nghĩa trang. Vì thế, vào buổi sáng mùng một Tết, nhà nhà đều khóa cửa và nghĩa trang luôn đông đảo con cháu đi thăm những người đã khuất.

Đi lễ chùa ngày Tết cũng là một trong những nét đặc trưng của người Việt sau khi tảo mộ. Vào ngày Tết, tất cả các chùa đều đông đảo người hành hương, cầu khấn cho gia đình một năm nhiều sức khỏe, an khang thịnh vượng. Ngày mồng một tết còn là ngày mà mọi người rất ngại qua nhà người khác vì sợ sẽ là người đầu tiên xông đất.

Ngày xưa, mỗi lần Tết đến thì phải tự tay làm bánh, mứt… Ngày nay ở thành phố quê hương tôi do ảnh hưởng của đô thị hóa nên mọi thứ hầu hết được mua về. Nhưng mẹ tôi vẫn còn giữ truyền thống gói và nấu bánh chưng, bánh tét ngày Tết, vui nhất là mùi khói củi. Theo quan niệm của mẹ, tự tay gói bánh nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở.

Trong mâm cỗ ngày Tết của người Miền Trung không bao giờ thiếu bánh chưng, bánh tét ăn kèm với củ kiệu, đây là món chủ lực trong những ngày đầu năm. Ngoài ra còn có món thịt giầm nước mắm với vị béo thơm của miếng thịt hòa quyện cùng vị sánh của nước mắm, cùng với đó là vị mặn vừa, nồng đượm làm cho bát cơm thêm đẫy đà.

Một trong những món thông dụng khác của ngày Tết là thịt cuốn với rau và bánh tráng. Món ăn này được chuẩn bị khá cầu kỳ với nhiều nguyên liệu, trở thành thói quen không thể thiếu trong ngày Tết, đặc biệt đối với người miền Trung.

Có thể nói, ngày Tết của người Việt nhìn chung không thể thiếu dưa món, dưa chua với bò khô, lạp xưởng, trứng vịt, nồi thịt gà, thịt heo rim và đòn chả lụa, tré, nem chua, tai heo ngâm dấm… Các món ăn dự trữ đó chủ yếu để khi có khách tới nhà, đem ra với chai rượu chuyện trò trong ngày xuân. Không ai tới nhà thăm ngày Tết mà được từ chối một ly rượu gia chủ mời, thể hiện sự chan hòa và thấm đẫm tình cảm láng giềng…

Mùng 2 tết bắt đầu đi chúc tết từng nhà, hàng xóm, bạn bè, đồng nghiệp. Thăm viếng họ hàng để gắn kết tình cảm gia đình họ hàng … Lời chúc tết thường là sức khoẻ, phát tài phát lộc, gặp nhiều may mắn, mọi ước muốn đều thành công… những người năm cũ gặp rủi ro thì động viên nhau “tai qua nạn khỏi” hay “của đi thay người” nghĩa là trong cái họa cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành trong năm mới…

Thu Hiền

(Đà Nẵng)

Nhang Bảo Trầmhttps://baotram.vn/
– Đơn vị tự chủ nguồn nguyên liệu,
– Cam kết cung cấp sản phẩm nhang được làm từ 100% trầm hương nguyên chất.
– Để tìm hiểu thêm, quý vị vui lòng truy cập:
🛒 Tiki: https://info.baotram.vn/tiki
🛒 Shopee: https://info.baotram.vn/shopee
🛒 Lazada: https://info.baotram.vn/lazada

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là NHANG-baotram-2-1-1024x1024.jpg
Bảo Trầm (baotram.vn) – thương hiệu nhang sạch cho mọi nhà
  • BÀI CÙNG MỤC:
Facebook
Pinterest
Twitter
Email

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Subscribe To Our Newsletter

Subscribe to our email newsletter today to receive updates on the latest news, tutorials and special offers!