Welcome to Letterz
Get the Book
for FREE!

Bên cạnh con số bệnh nhân tăng ta còn có những tin vui

Bên cạnh con số có thêm 3.705 ca nhiễm SARS-CoV-2 tại Việt Nam (trong đó, TP.HCM có 2.786 ca) – nâng tổng số bệnh nhân Covid-19 cả nước lên 44.263 người, TP.HCM 26.699 bệnh nhân (ngày 18-7), cộng đồng mạng còn chia sẻ thông tin vui cho những chiến đấu sắp tới. Cụ thể:

1. Viện trợ:

– Mỹ 5 triệu liều vắc xin Moderna (2 triệu đã, chuẩn bị thêm 3 triệu).

– Nhật 3 triệu liều vắc xin Astra (2 triệu đã, chuẩn bị thêm 1 triệu).

– Úc tặng 13,5 triệu Dollar Úc mua vắc xin (khoảng 230 tỉ đồng). Chuẩn bị chuyển 1,5 triệu liều Astra.

– Nga đã tặng 1000 Sputnik.

– Mỹ, Nhật, Nga và Anh cam kết chuyển giao công nghệ, hợp tác cùng Việt Nam nghiên cứu và sản xuất vắc xin.

2. Giúp đỡ:

– UNICEF viện trợ Dự án “Hỗ trợ triển khai tiêm chủng vắc xin Covid-19 tại Việt Nam giai đoạn 2021-2023”, gồm:

  • 1.910 tủ lạnh bảo quản vắc xin công suất lớn;
  • 10 triệu USD để thực hiện dự án (Nhật Bản hỗ trợ 2 triệu USD; Úc hỗ trợ 8 triệu USD).

– Hàn Quốc hỗ trợ 30 triệu xi-lanh tiêm (giá trị khoảng 2,5 triệu USD).

– Đức tặng 1 triệu bộ kít xét nghiệm nhanh.

– Romania tặng Việt Nam 100.000 liều AstraZeneca. Cân nhắc sẽ bán thêm vắc xin cho Việt Nam.

– Ngoài 31 triệu liều vắc xin đã ký, Pfizer cam kết 20 triệu liều vắc xin ngừa Covid-19 cho trẻ em Việt Nam từ 12 – 18 tuổi sẽ về Việt Nam quý IV năm 2021.

3. Triển vọng

Song song với việc tiêm chủng trên diện rộng phòng ngừa sự lây lan của đại dịch Covid-19, một loại thuốc kháng virus mang tên Molnupinavir lại mang tới thế giới một niềm hy vọng khác – chấm dứt dịch bệnh và có thể coi Covid-19 như một loại cảm cúm thông thường.

Molnupiravir là một loại thuốc kháng virus đang được thử nghiệm. Thuốc này được sử dụng bằng đường uống và ban đầu được phát triển để điều trị bệnh cúm.

Hiện Công ty Merck của Mỹ (MSD) đã phát triển thuốc Molnupiravir cùng với sự công tác của Công ty Ridgeback Biotherapeutics của Đức. “Liều thuốc hy vọng” này hiện đã đi tới chặng cuối – đánh giá thử nghiệm lâm sàng trong giai đoạn III, trong đó, sử dụng điều trị cho những bệnh nhân Covid-19 không nhập viện, đã được phòng thí nghiệm xác nhận.

Các nghiên cứu tiền lâm sàng đã cho thấy hoạt tính kháng virus phổ rộng của thuốc Molnupiravir chống lại được một số chủng virus corona, bao gồm cả SARS-CoV-2. Trong các mô hình thử nghiệm trên chuột, việc sử dụng Molnupiravir như một phương pháp điều trị và dự phòng đã cho thấy khả năng suy giảm đáng kể sự nhân lên của virus và cơ chế sinh bệnh

Nghiên cứu hiện tại tiếp nối kết quả thử nghiệm thành công trong giai đoạn I,II, đánh giá tính an toàn, khả năng dung nạp và hiệu quả kháng virus của Molnupiravir khi được sử dụng để điều trị bệnh nhân Covid-19.

Số liệu bệnh nhân và số tiền ủng hộ Quỹ vắc xin Covid-19 ngày 17-7

MTD tổng hợp từ MXH

Chuyên gia chia sẻ góc nhìn hiện nay

– Thế giới hướng đến cách ly F1 và F0 không triệu chứng tại nhà là để giảm gánh nặng y tế và mau phục hồi lại kinh tế xã hội.

– Vấn đề trên không bao gồm hàm ý để F0 có triệu chứng tự điều trị, dễ xảy ra những đáng tiếc do không tiếp cận điều trị bài bản kịp thời.

– Không ai được phép lợi dụng sự hoang mang của xã hội để đưa ra những thông tin sai lệch về thuốc trị liệu Covid-19, bao gồm các loại thuốc nam thuốc bắc, thực phẩm chức năng, kháng sinh, kháng ký sinh trùng… Có thể nghèo nhưng không để thất đức, không được phép xúi giục người bệnh làm điều dại dột, đưa đến trễ thời gian tiếp cận điều trị.

– Phương pháp tốt nhất để phòng chống lây nhiễm là khẩu trang và thực hiện 5K.

ThS.BS Lê Quốc Tuấn
(giảng viên Đại học Y Dược TP.HCM)

Facebook
Pinterest
Twitter
Email

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Subscribe To Our Newsletter

Subscribe to our email newsletter today to receive updates on the latest news, tutorials and special offers!