Welcome to Letterz
Get the Book
for FREE!

Hóa thân, enzym và protein

Di Lặc thiệt Di Lặc

Hóa thân trăm nghìn ức.

Thường hiện cho người đời,

Người đời không ai biết.

Phật tính (hữu tình chúng sinh), Pháp tính (vô tình chúng sinh). Từ “chúng sinh” chỉ cho mầm sống. Trong khi kinh khẳng định tất cả chúng sinh đều có Phật tính. Cho nên Phật – Pháp tính hoá thân vô số, thường hiện cho người đời mà người đời không ai biết.

Đọc câu kệ trên tuỳ sự quan tâm mà mỗi người “đi tìm” hoá thân Phật. Cổ xưa Trang Tử “thấy Phật” trong cánh bướm, trong mộng, bay đi, hoá đi…

Xin thử hình dung, các loại phấn hoa từ ruộng ngô biến đổi gien (GMO) bay sang các ruộng ngô không biến đổi gien, kết quả sẽ sinh ra một thứ lai tạo, lai tạp không mong muốn. Khoan nói con heo mang gien rau bina, đã thấy sự “hoá thân” tình cờ trong tự nhiên là vô số rồi.

Tôi đang nhai cái gì đây? Đủ thứ tùm bà hằng, và kết quả của các phản ứng sinh hoá cũng cùng lúc tạo ra các chất có lợi và bất lợi cho cơ thể. Sự tương tác trong các điều kiện, môi trường cơ thể là rất khác nhau, do đó không có thách thức nào chiều theo mong muốn của hệ tuần hoàn hay hệ tiêu hoá cả.

Có một điểm ít ai thắc mắc, vì sao Đức Phật khi đi khất thực, ai cho gì thì ăn nấy, không khen chê, không nghi ngờ. Và thậm chí Đức Phật chứng minh khi người ta cúng dàng những viên sỏi. Dĩ nhiên, ai cũng muốn nói, Đức Phật lấy thiền làm thức ăn cho nên trong điều kiện có thức ăn hay không có thức ăn thì cũng không tác động gì nhiều đến Ngài.

Đương nhiên là như vậy, nhưng nhìn ở một tiếp cận khác, cụ thể ai cho gì ăn nấy, thì vấn đề không còn là “ăn cái gì?” nữa, tức không nằm ở sự lựa chọn, mà là “ăn như thế nào?”.

Ăn trong Chánh niệm tỉnh thức!

Đôi khi chúng ta ăn cảm thấy mất ngon, không an toàn vì hoài nghi, vì thói quen huân tập, vì phong tục, phong thổ, bởi từ đấy tạo ra các tính vị quen thuộc. Vị có tính/tình nên tác động tới ngũ tạng, thận (mặn, sợ), gan (chua, giận), tim (đắng, vui), phế (cay, lo), dạ dày, tiểu đại trường (buồn, ngọt).

Trong kinh Pháp cú thí dụ có nêu rõ các trường hợp do thay đổi các chất ăn uống mà lần lượt các Tỳ kheo chứng quả.

Vậy thì “ăn cái gì” hay “ăn như thế nào” ít nhiều cũng tác động đến đời sống thể chất và tinh thần. Đôi khi chúng ta ăn trong nỗi hoài nghi, hay ăn trong sự tác động của tuyến tùng, cho nên thức ăn chưa đưa vào miệng có khi đã xảy ra phản ứng nôn ói, nhờm gớm…

Nói dài như vậy thì liên quan gì tới Corona? Liên quan chứ! Corona trước khi đánh vào phổi thì nó đánh vào khứu giác, vị giác, hai cơ quan cảm giác quan trọng khi ăn, khi nhai nuốt, tức tuyến đầu tiên cho sự vận hành của hệ thống tiêu hoá, hệ hô hấp sau mới đến hệ tuần hoàn máu.

Corona không phải thực vật, không hoàn toàn là động vật, nhưng nhất định là chúng sinh (ở cả nghĩa hữu tình và vô tình). Đã là chúng sinh thì nó phải theo quy luật (sinh – lão – bệnh – tử) như bao chúng sinh khác. Vì thế thật lạ lùng khi có những chức sắc cũng dùng từ rất khí thế cách mạng như “phải tiêu diệt con Covid”.

Nó lây rất nhanh nhưng đặc điểm được chữa khỏi hay tự khỏi cũng rất nhanh. Khác với ung thư hay các bệnh nan y là không lây (nhưng vẫn có ảnh hưởng di truyền), phải có quá trình dài mắc bệnh, điều trị. Nói chung so sánh nào cũng khập khiễng trong quy luật sinh lão bệnh tử, nhưng đa phần chúng ta vẫn thích chết từ từ.

Ung thư là kết quả của những chất độc tích tụ sinh ra các tế bào ác tính. Covid là một dạng protein có gai xâm nhập vào tế bào.

Protein ư? Có liên hệ gì đến tuyến phòng thủ màng nhày gọi là dịch hầu họng? Và tại sao trước khi đánh vào tế bào biểu mô nó làm mất vị giác, khứu giác?

Mối liên hệ trên đem đến các xâu chuỗi thú vị liên quan không nhỏ đến enzym.

Phương pháp thực dưỡng không chỉ quan tâm ăn cái gì mà còn ăn như thế nào. Enzym là men tiêu hoá tự nhiên sản sinh trong quá trình nhai, vận động cơ hàm, khi tuyến nước bọt trộn chung với thức ăn, tạo ra một dạng protein có tác dụng làm chất xúc tác sinh học, thúc đẩy các phản ứng sinh hoá.

Hầu như tất cả các quá trình trao đổi chất trong các tế bào đều cần sự xúc tác của enzym để chúng xảy ra ở tốc độ cho phép sự sống tồn tại. Enzym sẽ làm biến đổi các dạng protein.

Ảnh: BVNĐTP

Mặt khác, tại sao chúng ta được khuyến nghị rửa tay xà phòng? Vì trong xà phòng có enzym nhằm làm tăng tốc độ phản ứng hoá học, làm phân hủy protein. Đây là lý do cựu tổng thống Trump từng nói một cách hình dung rằng có một thứ gì tương tự như chất tẩy rửa bơm vào cơ thể hay không.

Quá trình nhai kỹ (khoảng 200 lần cho một muỗng cơm nhỏ) sản sinh rất nhiều enzym có lợi giúp phân hủy các loại protein.

Chưa rõ tác động của mối liên hệ này được phân tích như thế nào với dạng protein gai (Covid) dưới góc độ khoa học. Bản thân tôi cũng chưa trải nghiệm, nhưng có một kết quả mà bạn bè người thân đều thấy rõ, kể từ khi tôi chuyển sang ăn thực dưỡng chưa hề mắc cảm cúm lần nào. Trong khi trước đó một năm từ vài lần đến hàng chục lần.

Ngoài các biện pháp phòng dịch an toàn, áp dụng các phương pháp khoa học và truyền thống, các bạn có thể tập nhai bất cứ thức ăn gì, ngậm miệng nhai, nhai càng lâu càng tốt trước khi nuốt.

Sáng thức dậy, tôi có thói quen nhai dầu mè nguyên chất, nhai khi nó trắng như xà bông (khoảng 15-20 phút) mới nhổ đi, giờ có dịch nên nhai tăng lên 2-3 lần/1 ngày.

Tin vui, nhiều bệnh nhân Covid nặng ở Việt Nam đang phục hồi diệu kỳ.

Thích Thanh Thắng

Facebook
Pinterest
Twitter
Email

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Subscribe To Our Newsletter

Subscribe to our email newsletter today to receive updates on the latest news, tutorials and special offers!