Welcome to Letterz
Get the Book
for FREE!

“Nhớ về giỗ ngoại nhen!”

Mỗi năm, đến gần ngày giỗ ngoại má lại nhắn như vậy. Có lẽ má sợ tôi quên khi quá bận rộn với công việc, lao chen với những dự án cá nhân ở bên ngoài, đi quá lâu và quá xa nhà để thoái thoát trở về trong những dịp giỗ quải.

Mà nỗi lo của má nhiều khi cũng đúng. Có mấy năm tôi không về. Nói đúng hơn là định về nhưng rồi đến gần ngày khởi hành, khi đã có vé máy bay nhưng tôi cũng “quay xe”. “Má ơi, cơ quan mới giao con làm một việc gấp, phải đi tỉnh, chắc con không về dịp này, mai mốt con về thăm mộ ngoại rồi xin lỗi ông sau nghen”, tôi nói với má lý do.

Tất nhiên là má thông cảm. Ông bà quá cố hẳn cũng không trách móc. Nếu còn sống, có cháu đi xa, ông bà cũng chỉ mong cháu về thăm, chờ đợi chứ chắc cũng chẳng bao giờ giục rằng: con về thăm ông bà đi. Nếu mong quá chắc cũng chỉ nói như bà ngoại của bạn tôi (bị mù), vẫn hay nhắn qua mẹ bạn: “sao lâu quá không thấy thằng G. về chơi, bảo ngoại nhớ nó nha”.

Nghe những lời dặn hay nhắn nhủ như vậy tôi hay xúc động. Có lẽ vì tôi luôn trân quý giá trị của tình thâm, những gạch nối trong mối quan hệ thân thương luôn là điều mà tôi muốn gìn giữ, đắp vun cho tươi tốt, lâu bền.

Bài đăng trên báo Tuổi Trẻ, ngày 26-3-2023

Thi thoảng về quê luôn là niềm vui khó tả. Như đợt giỗ ngoại hồi năm ngoái, tôi về và gặp quá trời cô chú, cậu dì không chỉ là bà con gần mà cả xóm giềng xa. Má tôi hay kể về những chia sẻ, giúp đỡ của dì, cậu hay cô Ba chú Bảy ở gần nhà mỗi khi hữu sự. Có khi đó là khiêng giúp mấy đống gạch, ximăng khi má quyết định làm lại bờ rào, kéo lưới sắt để ngăn không cho gà nhà hàng xóm sang xâu xé đám rau má vẫn tự trồng để ăn quanh năm. Có khi đó là những lần dọn lụt giúp khi nhà tôi thỉnh thoảng có nước lên ngấp nghé hiên. “Ở nhà bà già với trẻ con, nếu không có xóm giềng không biết sao”, má tôi vẫn hay nói như vậy và dặn “nếu giỗ ngoại có về, nhớ mua quà chi đó để má tặng cho cô chú hàng xóm nghen”.

Tất nhiên, tôi luôn hoan hỉ khi nghe những lời dặn dò, nhắc nhở của má – để mình biết ơn, làm được gì đó cho những người ơn thì ráng làm – như má nói “sống ở đời, quan trọng nhất là nhớ ơn, đền ơn”. Dù không phải ơn nào cũng trả hết được và trả bằng món quà vật chất bởi khi làm giúp mình, người ta vô tư, chỉ vì muốn sẻ san trong tình hàng xóm láng giềng. Nhưng thái độ và lời cảm ơn của mình dù chỉ là chai dầu gió xanh, một lời thăm hỏi cũng đủ để gắn kết, trân trọng, ấm lòng nhau.

Thực sự, má vẫn hay dạy tôi những điều nhỏ nhặt nhưng luôn sâu sắc như vậy. Trở về nhà trong dịp giỗ quải để kết nối tiền nhân, tạo sợi dây nối với tiên tổ. Trở về cũng để nghe những chuyện vụt vặt bình thường và hứa với má, dù có khó khăn hay lao chen chốn nào cũng luôn nhớ, ở quê đang có một bến bờ bình yên. Nếu có mỏi mệt quá thì về nhà để nghỉ ngơi, một trạm dừng, tiếp năng lượng cho hành trình dài không bao giờ khiến ta thất vọng.

TẤN KHÔI
(Bài viết trên trang Tổ ấm – báo Tuổi Trẻ ngày 26-3-2023)

Mây Thong Dong trân trọng được hợp tác trong lĩnh vực truyền thông với quý công ty, đơn vị, cá nhân; làm sách, in ấn, quảng cáo… Liên hệ: truyenthong@maythongdong.vn

Bảo Trầm (baotram.vn) – thương hiệu nhang sạch cho mọi nhà

Thông tin tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế TP.HCM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Subscribe To Our Newsletter

Subscribe to our email newsletter today to receive updates on the latest news, tutorials and special offers!