Welcome to Letterz
Get the Book
for FREE!

Thả hoa đăng gây ô nhiễm môi trường thì làm sao bình an được!

Thả hoa đăng trên sông Đồng Nai Ảnh: Hà Anh

Hàng ngàn người đổ về chùa Ông đêm 3-2 để thả hoa đăng xuống sông Đồng Nai cầu bình an, hạnh phúc cho năm mới.

Thả hoa đăng cầu quốc thái dân an, cầu bình an may mắn, được tổ chức nhiều nơi, đó cũng là một hoạt động truyền thống có ý nghĩa.

Nhưng hàng ngàn hoa đăng được làm từ bè xốp, ly nhựa, đinh ghim được thả xuống sông thì đó là một hoạt động gây tổn hại đến môi trường – điều không thể chấp nhận được.

Chỉ sau vài chục phút lung linh huyền ảo với vài lời khấn vái, là một dòng sông chứa đầy rác. Sông suối, biển đã quá sức chịu đựng vì rác thải, con người còn lấy quá nhiều lý do để gia tăng gánh nặng ô nhiễm lên cho thiên nhiên. Trong đó lý do tâm linh là dễ thỏa hiệp nhất.

Bao nhiêu sinh vật sông, biển sẽ bị chết, hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực vì các loại rác thải trực tiếp gây ô nhiễm và tấn công vào môi trường sống của chúng.

Các bài giáo dục về bảo vệ thiên nhiên, không thải rác nhựa ra môi trường, sông suối, bãi biển đã bị các loại lễ hội hoa đăng này phủ nhận hết. Nguy hiểm hơn là hành vi thả hoa đăng gây ô nhiễm môi trường lại gắn với yếu tố tâm linh, được cổ xúy bởi người lớn. Trẻ em chịu ảnh hưởng thụ động, không biết rằng chính mình đang có hành vi phá hoại môi trường.

Khắp nơi tổ chức thả hoa đăng xuống sông, gây ô nhiễm môi trường, báo chí đưa tin công khai, vậy thì làm sao tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường cho cộng đồng.

Nếu như người dân đổ vàng mã xuống sông thì chính quyền xử lý như thế nào, trong khi chính quyền cho phép tổ chức thả nhựa, xốp và các loại vật liệu khác ra sông?

Còn nhớ, em Nguyễn Nguyệt Linh, học sinh chuẩn bị bước vào lớp 6 trường Marie Curie Hà Nội, gửi thư cho thầy hiệu trưởng, xin thầy không tổ chức thả bóng bay trong lễ khai giảng. Em viết: “Bóng bay rơi xuống đất hoặc biển thì các chú rùa biển, các loài sinh vật nhầm giữa bóng bay và sứa biển. Ruy băng và dây buộc bóng cũng có thể khiến chúng mắc kẹt và chết”.

Lá thư của Nguyễn Nguyệt Linh gây xúc động không chỉ đối với thầy cô và học sinh trong trường, mà cả cộng đồng. Thầy hiệu trưởng đã có thư gửi lại cho em: “Thầy nhận được lá thư của con do một người bạn thân gửi đến, thầy bất ngờ và xúc động vô cùng. Không thả bóng bay lên trời để bảo vệ môi trường! Một ý tưởng đẹp, rất đẹp và ý nghĩa sâu sắc”.

Người lớn hãy thức tỉnh và hành động, đốt vàng mã khắp nơi, gây hỏa hoạn, cháy nổ, thả hoa đăng xuống biển phá hoại môi trường. Xin hỏi cầu xin bình an bằng cách gì lạ vậy?

Hãy cứ thả hoa đăng, nhưng có nhiều cách để không gây ô nhiễm môi trường.

Thả hoa đăng, đồng thời kết hợp để giáo dục bảo vệ môi trường, đó mới là việc nên làm.

Lê Thanh Phong (Nguồn: Lao Động)

Mây Thong Dong trân trọng được hợp tác trong lĩnh vực truyền thông với quý công ty, đơn vị, cá nhân; làm sách, in ấn, quảng cáo… Liên hệ: truyenthong@maythongdong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Subscribe To Our Newsletter

Subscribe to our email newsletter today to receive updates on the latest news, tutorials and special offers!