Welcome to Letterz
Get the Book
for FREE!

Thất bại, phá sản có đáng sợ không?

Một người em hỏi tôi: “Anh à, lần này dịch bệnh nguy hiểm như thế, anh có sợ công ty mình bị phá sản không?”.

Nỗi sợ – là người ai mà chẳng có. Công ty nào trải qua ảnh hưởng trong suốt 2 năm Covid, với bao lần phong tỏa, bao lần giãn cách chẳng có nỗi lo, thậm chí nó còn rất lớn ấy chứ.

Trải nghiệm riêng của cá nhân trong suốt 5 năm khởi nghiệp với đủ loại mô hình kinh doanh, với nhiều lần thất bại và phá sản làm tôi chỉ lớn hơn nỗi sợ của mình một chút thôi. Tôi biết bạn ấy còn trẻ, rất giỏi và tài năng, lần này thực sự là nỗi sợ khá lớn đó.

Tôi đã khuyên bạn, hãy đứng ở một góc thật xa và nhìn thật vào sâu thực tế vận hành doanh nghiệp của mình, xuống tới tận khâu vận hành chi tiết chứ đừng chỉ nhìn trên những hệ thống vận hành, quản trị khô khan đầy chỉ số mang tính quy trình rất chuyên nghiệp và bài bản kia nữa.

“Khi đó, anh chắc chắn em sẽ nhận ra cái mà chúng ta phải đối mặt nó không đáng sợ lắm đâu, thậm chí nó còn hơi buồn cười nữa đó. Dịch bệnh càng nguy hiểm càng làm chúng ta lộ ra những điểm còn yếu trong mô hình kinh doanh, trong năng lực lãnh đạo của mình, từng cá nhân và năng lực quản trị thực sự của đội ngũ ban lãnh đạo trong công ty. Vì giờ này không giấu được: trụ cột nào yếu kém, khâu vận hành nào còn chưa ổn, cá nhân nào yếu kém sẽ lộ ra hết”, tôi nói.

Khi nhận ra tất cả – hãy nhấp một ly trà và nở một nụ cười và tôi chắc bạn ấy sẽ nghĩ giống mình: “Bằng cách nào doanh nghiệp vẫn tồn tại và phát triển được đến giờ này nhỉ?”. Những con người cũ, những tư duy cũ kỹ, những mô hình kinh doanh cũ, rất rất nhiều cái cũ đã không còn phù hợp và chắc chắn nó sẽ bị sàng lọc, bị thay thế ngay lập tức.

Tác giả vẫn thường luyện tinh thần bên chén trà, trở về chùa để tìm thấy mình từ những phút bình yên sau thương trường

Khi một công ty “sắp phá sản”, cái mà ta phải đối mặt đó là niềm tin của rất nhiều nhân viên trong công ty, trong ban lãnh đạo, trong chính những người đồng hành cùng mình và những nhà đầu tư đã tin tưởng – đầu tư cho ta.

“Tin anh đi niềm tin đó không chết đâu, nó chỉ chết khi ban lãnh đạo không minh bạch được tại sao mình “sắp phá sản” cũng như không rút ra được những bài học lớn cho những năm tiếp theo và cho chính cuộc đời của mình”, tôi nói tiếp.

Và từ đây, ta sẽ có được tầm nhìn, sứ mệnh và hệ giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp của mình. Đó là những điều quan trọng nhất, hãy bám sát và thực thi nó tới cùng. Nếu không làm được điều này, hãy khởi nghiệp một mình.

Sau vấn đề người đồng hành mới tới “Mô hình kinh doanh hay mô hình vốn”, “Tính pháp lý” rồi xuống tầng dưới nữa là “Tính rõ ràng và minh bạch”, “Cam kết và thực thi”… Còn một vài điều nữa mà đến cuối hành trình mỗi người sẽ được “Trải” và “Nghiệm” rõ hơn.

Hãy thẳng thắn và rõ ràng với nhau khi công ty mình rơi vào trạng thái sắp phá sản, rõ ràng rồi sẽ không còn đáng sợ nữa mà thành sức mạnh để chúng ta bước tiếp.

NẾU KHÔNG MAY PHÁ SẢN, đây là lúc mà chúng ta phải chấp nhận một thực tế rằng: “Đã qua đi cái thời khởi nghiệp nhanh, kiểu một phút tỏa sáng rồi vụt tắt. Giờ chúng ta phải khởi nghiệp bền vững, lâu dài và có trách nhiệm”!

Lâm Ngọc Cường
(CEO Công ty Cổ phần Jemmia)

Facebook
Pinterest
Twitter
Email

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Subscribe To Our Newsletter

Subscribe to our email newsletter today to receive updates on the latest news, tutorials and special offers!