Tình yêu, của bất kỳ ai, vốn không cần sự cho phép hay ủng hộ. Đó là chuyện riêng của những người trong cuộc. Họ không phải thí sinh tham dự cuộc thi cần chấm điểm hay một phong trào cần cổ vũ.
Việc cộng đồng LGBTIQ+ và tình yêu của họ xuất hiện nhiều hơn trên truyền thông phản ánh điều gì? Xã hội đang dần quen với sự đa dạng vốn đã luôn tồn tại.
Những lo ngại kiểu “sợ LGBT chiếm sóng” thường xuất phát từ tâm lý e ngại sự thay đổi – một phản xạ bản năng của con người. Có thể, họ trở nên bối rối trước một thế giới đang ngày càng nhiều màu, họ muốn giữ vững hình dung về một xã hội nhị nguyên mà họ đã quen. Hoặc là họ chưa kịp cập nhật kiến thức khoa học về tính dục và bản dạng giới.
Một số người có thể lo rằng việc nhìn thấy LGBTIQ+ nhiều hơn sẽ khiến giới trẻ “bị ảnh hưởng”. Nhưng nếu xu hướng tính dục và bản dạng giới mà có thể được “định hướng, bắt chước” dễ dàng như vậy, thì chắc hẳn các bạn LGBTIQ+ cũng có thể “bị thẳng hóa” khi nhìn thấy quá nhiều cặp đôi nam-nữ trên pop-culture, phim ảnh, quảng cáo hay ngoài đời?
Mà giờ content nhiều lắm, nếu ai đó không thích nội dung nào, chuyển kênh. Trên các nền tảng social media và streaming, các thuật toán chiều người dùng lắm rồi, cứ bỏ qua, ẩn, nói rằng tôi không hứng thú, hoặc không tương tác, thì dần dần những content tương tự cũng biến mất khỏi feed.
Còn nếu các nền tảng liên tục hiển thị nội dung mà bạn nghĩ rằng “không nên”, mà bạn vẫn không thể khước từ được truyền thông, thì có khi, vấn đề không nằm ở truyền thông. Mà bạn chính là vấn đề.
Nguyễn Minh Đức
* Tác giả là một người viết tự do, sâu sắc trong nhiều góc nhìn nhân sinh
Mây Thong Dong trân trọng được hợp tác trong lĩnh vực truyền thông với quý công ty, đơn vị, cá nhân; làm sách, in ấn, quảng cáo… Liên hệ: truyenthong@maythongdong.vn.